Học tập đạo đức HCM

Mở rộng cơ hội vay vốn đối với DN ứng dụng KHCN vào sản xuất

Thứ năm - 18/09/2014 11:58
Hình thức cho vay tín chấp sẽ được ngành ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian tới, cơ hội vay vốn cũng sẽ rộng mở hơn đối với DN có ứng dụng KHCN vào sản xuất hoặc chuỗi sản xuất.

Là cơ sở sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp, số vốn công ty Tiến Nông, Thanh Hóa hiện có khoảng 60 tỷ đồng nhưng tổng dư nợ của doanh nghiệp tại các NHTM đã hơn 118 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp vẫn có nhu cầu vay thêm gần 100 tỷ đồng nữa để mở rộng sản xuất, nhằm triển khai mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi với nông dân. Qua đó, sẽ tạo ra những sản phẩm lúa gạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đem lại lợi ích cho nông dân và cả doanh nghiệp.

Tài sản, vốn liếng của doanh nghiệp ít, nhưng nhu cầu vay vốn lại cao đang là một nghịch lý. Tuy nhiên, với cách thức ứng dụng KHCN và mô hình liên kết với nông dân trong sản xuất của Tiến Nông có thể sẽ đem lại những hiệu quả về năng suất, chất lượng cho cả doanh nghiệp và người nông dân. Bởi vậy, cách tháo gỡ chính là cho vay tín chấp, đã được phía ngân hàng đưa ra. Đây cũng là chủ trương mà ngành ngân hàng xúc tiến trong thời gian tới đây nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng theo hướng tập trung vào những ngành nghề, doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn bài bản và mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao.

Tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hoá, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp giải quyết nhiều kiến nghị từ phía doanh nghiệp và đề nghị địa phương tiếp tục phối hợp cùng NHNN đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.

Vốn hiện không thiếu, thậm chí các ngân hàng còn đang dư vốn, nên mức độ sẵn sàng cho vay và muốn cho vay là thực tế nhưng đồng vốn cho vay phải phát huy hiệu quả, qua đó góp phần tái cơ cấu cách thức sản xuất cũng là điều phải được chú trọng. Cơ chế cho vay bằng tín chấp cũng sẽ được các ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian tới. Những dự án tốt, doanh nghiệp chứng minh được dòng tiền, doanh thu ổn định, làm ăn bài bản và có hiệu quả... đều được các NHTM xem xét cho vay đầy đủ kể cả hình thức tín chấp.

theo vtv

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay69,551
  • Tháng hiện tại404,848
  • Tổng lượt truy cập97,633,029
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây