Cú hích cho khởi nghiệp sáng tạo
Hiện nay, cả nước có gần 14 triệu hộ nông dân với hơn 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ. Đây là nguồn lực hết sức quan trọng để Việt Nam phấn đấu trở thành một cường quốc về nông nghiệp trên thế giới với sản phẩm phong phú, đa dạng, giá trị kinh tế cao, chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam phát triển hết sức rộng mở song cũng gặp phải không ít thách thức, nhất là sản xuất nông nghiệp còn manh mún, không có chiến lược dài hơi; cơ sở vật chất, hạ tầng nông nghiệp kém phát triển; trình độ lao động phân hóa cao; công nghệ thông tin chưa được áp dụng một cách đồng bộ và hiệu quả... Đặc biệt, các sản phẩm nông nghiệp thiếu tính cạnh tranh, thông tin về sản phẩm nông nghiệp chưa minh bạch, thị trường tiêu thụ thiếu bền vững.
Để giải quyết những thách thức đó, những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp để nâng cao chuỗi giá trị. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đã ra đời gắn với các kênh quảng bá và bán hàng trực tuyến, góp phần làm thay đổi căn bản thói quen sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp truyền thống vốn còn nhiều bất cập.
Đặc biệt mới đây, lần đầu tiên tại Việt Nam, một sàn TMĐT chuyên biệt về nông nghiệp, thực phẩm và thủy, hải sản sạch đã được mắt tại địa chỉ www.gcaeco.vn và phiên bản ứng dụng có tên Gcaeco trên hai hệ điều hành IOS và Android. Đây là kênh bán hàng trực tuyến miễn phí cho hàng chục triệu người nông dân, hàng nghìn hợp tác xã, nhà buôn bán, chủ cửa hàng trên cả nước.
Vì một nền nông nghiệp sạch
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10-2018 ước đạt 3,36 tỷ đô-la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp từ đầu năm 2018 đến nay lên đến hơn 32 tỷ đô-la Mỹ, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Đây là những con số ấn tượng song các chuyên gia lo ngại rằng, nếu không có những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định về thị trường tiêu thụ thì rất có thể các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng “yếu thế” trên “sân chơi” hội nhập toàn cầu. Đặc biệt, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp đặt những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm nông nghiệp, trong đó bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với các mặt hàng nông sản và thủy sản nhập khẩu. Xuất phát từ thực tế này, Công ty Cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ blockchain, cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn một cách hoàn toàn minh bạch.
Theo ông Đoàn Xuân Huy, Giám đốc điều hành GPC, sàn TMĐT www.gcaeco.vn cho phép tạo ra một nền tảng liên kết tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch, bao gồm: Các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, nông dân, trang trại, các đơn vị chế biến, vận chuyển, phân phối, bán lẻ kho vận... tới người tiêu dùng. Điều đặc biệt là ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) để tạo ra các giao dịch nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, giảm bớt tình trạng gian lận thương mại và chi phí trung gian...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã