Học tập đạo đức HCM

Ngân hàng vẫn làm khó người chăn nuôi

Thứ tư - 15/08/2012 20:33
Theo tìm hiểu của NTNN, thời điểm hiện tại người chăn nuôi vẫn chưa được tiếp cận với bất kỳ chính sách hỗ trợ nào trong thời điểm này.
Như NTNN đã thông tin về việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện một số biện pháp dãn nợ, hạ lãi suất cho người chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi, cũng như các doanh nghiệp lại đang sợ ngân hàng… làm khó.
Người chăn nuôi lo khó tiếp cận vốn vay lãi suất 11%.

Ông Nguyễn Văn Chiến- Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông (TX. Sơn Tây, Hà Nội) cho biết: "Trong những ngày qua, tôi đã phải làm việc liên tục với Ngân hàng NNPTNT (Agribank) để trả lãi, làm các thủ tục vay mới. Tuy nhiên, theo ông Chiến, lãi suất vay mới vẫn là 16,2% (trong khi yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là 11%-PV).

Ông Chiến cho rằng, chính sách ban hành thời điểm này là cần thiết nhưng việc thực thi là cả một vấn đề. "Cơ quan nào giám sát việc cho vay? Ai sẽ đứng ra giải quyết nếu ngân hàng không cho người chăn nuôi vay? Chỉ sợ chính sách đã ban hành, người chăn nuôi đã có phao, nhưng ngân hàng lại gây khó dễ, thì khác gì có phao nhưng lại phải bơi trên cạn"- ông Chiến ví von.

Riêng ông Vũ Thanh Lâm - chủ trang trại gà Lâm Hoan, thị trấn Xuân Mai, TX. Sơn Tây (Hà Nội) lại rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở vì thời điểm này ông không được ngân hàng cho vay vốn mới, không cho dãn nợ, mà chỉ muốn thanh lý tài sản thế chấp. "Trang trại nuôi trung bình 35.000 gà đẻ, chỉ trong vòng hơn 1 năm (giá gà, trứng xuống thấp từ năm ngoái) lỗ gần 15 tỷ đồng. Không được vay mới, ngân hàng siết nợ, thanh lý tài sản thì làm sao có thể phục hồi được sản xuất"- ông Lâm tâm sự.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, những chính sách hỗ trợ mà Chính phủ mới ban hành dựa trên đề xuất của Cục Chăn nuôi.

"Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước, nhưng Ngân hàng phải có văn bản chỉ đạo các ngân hàng cấp dưới thực thi nghiêm túc, thì người chăn nuôi mới có cơ hội tiếp cận được vốn vay. Cục Chăn nuôi chỉ nhắc nhở các doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ chăn nuôi bám sát ngân hàng để vay được vốn, tái sản xuất"- ông Dương cho biết thêm. Tuy nhiên, theo ông Dương, trên thực tế việc tiếp cận vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, vì thế Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo quyết liệt.

Nguồn:danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại878,779
  • Tổng lượt truy cập90,942,172
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây