Như vậy, vật nuôi bệnh hoặc ốm yếu là kết quả của mối tương tác giữa mầm bệnh, vật chủ và môi trường. Thực sự quá trình phức tạp này khó có thể lý giải bằng một câu trả lời ngắn gọn. Ngành tôm đang phục hồi sau đại dịch nhưng dường như tốc độ quá chậm chạp so với vài năm trước. Nhưng điều đáng lo ngại là vẫn còn nhiều người nuôi và nhà sản xuất tỏ ra quá lạc quan. Họ chưa nhận thức được thông điệp quan trọng “dịch bệnh là một phần của cuộc sống”. Vì lợi ích trước mắt, nhiều hộ nuôi vẫn duy trì mô hình sản xuất coi nhẹ các biện pháp an toàn sinh học và phát triển bền vững lâu dài.
Ngày nay, các trại nuôi độc canh dày đặc đã phá vỡ môi trường sống tự nhiên của vật nuôi, khiến chúng bị sốc và phải gánh chịu vô số tác nhân gây bệnh. Ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt nhiều hiểm họa tiềm ẩn từ dịch bệnh. Nuôi tôm là một trong những ngành dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh toàn cầu dường như đang xảy ra theo định kỳ. Những dịch bệnh này đang có mặt hoặc tiềm ẩn khắp nơi.
Cách đây nhiều năm, với tư cách cố vấn cấp cao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, tôi được đến nhiều tỉnh, thành phố Việt Nam; khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tôi tham gia hội thảo và thuyết trình trước hàng nghìn nông dân Việt Nam, thăm trại nuôi và trại giống của họ. Nhiều báo chí phương Tây cho rằng ở Đông Nam Á, Việt Nam và Indonesia ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch EMS, thậm chí không biết bí quyết nào giúp họ thoát đại dịch này. Theo tôi, thông tin đó có phần lạc quan thái quá, bởi ngành tôm Việt Nam cũng chịu khá nhiều tác động từ dịch bệnh EMS và vẫn đang đối mặt vô số vấn đề khác. Tôi từng chứng kiến những thiệt hại lớn của nhiều trại nuôi tôm ở đây. Con số xuất khẩu “khổng lồ” của tôm Việt Nam có thể khiến nhiều người ngỡ ngàng nhưng chưa hẳn đánh giá được thực trạng ngành công nghiệp nuôi tôm Việt Nam.
Nhiều nhà chế biến tôm hàng đầu ở Việt Nam phải nhập khẩu tôm từ Ecuador, đóng gói lại và xuất khẩu với nhãn mác như sản phẩm của Việt Nam. Để trốn thuế, Ecuador xuất khẩu hầu hết sản phẩm tôm nuôi của họ sang Trung Quốc thông qua Việt Nam. Do đó, chẳng khó khăn gì mà Việt Nam không có nguồn tôm rẻ từ Ecuador để làm nguyên liệu chế biến phục vụ xuất khẩu. Xuất khẩu nhiều nhưng nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu vẫn phải nhập thì tôi lo ngại rằng ngành tôm Việt Nam chưa phát triển bền vững.
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan - Ảnh: elproductor.com
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự phát triển chưa bền vững của ngành tôm Việt Nam; một trong những nguyên nhân đó là lĩnh vực kinh doanh mặt hàng tôm mang lại lãi lớn, do đó vẫn xuất hiện những hành động “đục nước béo cò”. Một vài tổ chức phi chính phủ trục lợi bằng cách mạo danh sự phát triển bền vững, hòng qua mắt người nông dân với nhận thức còn hạn chế, thiếu sự hỗ trợ kịp thời và đúng đắn của các cơ quan nhà nước… Vấn đề này không dễ giải quyết một sớm một chiều, cần sự nỗ lực hết mình của các cấp quản lý nhà nước.
Thách thức lớn nhất mà người nông dân phải đối mặt là chính bản thân họ. Tôi tin rằng, để phát triển lâu dài, thì cách duy nhất giúp các cơ sở nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm ở Việt Nam lớn mạnh và thịnh vượng là mô hình hợp nhất và liên kết dọc. Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi phải có kiến thức khoa học, sự am hiểu sâu rộng về lĩnh vực này thì mới thành công thực sự. Tuy vậy, còn một số trại nuôi phớt lờ tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, do thiếu kiến thức hoặc thậm chí tiếp cận sai kênh khoa học kỹ thuật chính thống.
Những người nông dân nuôi quy mô nhỏ, chỉ đủ sức phục vụ thị trường địa phương đó, chứ không nói tới thị trường nội địa quy mô toàn quốc. Để phục vụ thị trường quốc tế, phải có cách hoạt động khác. Đó là chưa kể tác động khác từ các nhà cung cấp (còn gọi là thương lái) quy mô lớn hơn đã ép giá, đẩy nhiều nông dân vào cảnh nợ nần, thậm chí phá sản. Do đó, hợp nhất và liên kết dọc có thể là chìa khóa giúp ngành tôm phát triển tốt hơn.
>> Còn nhiều nhân tố tiềm ẩn trong đại dịch EMS đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu thấu. Nhìn bề ngoài, dường như Trung Quốc đã đẩy lùi được dịch bệnh này; nhưng sẽ còn nhiều dịch bệnh khác có khả năng tiếp diễn, nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời và hiệu quả. |
CEO Aquaintech Inc.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã