Học tập đạo đức HCM

Nghệ An sắp dán 550.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc cam Vinh

Chủ nhật - 29/10/2017 18:48
Nghệ An hiện có 5.069 ha cam, trong đó, diện tích trồng đạt chuẩn VietGap là 52 ha; diện tích được tưới theo công nghệ cao của Isreal là 182 ha.

 

Sáng 26/10, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức đại hội Hội sản xuất và kinh doanh cam Vinh lần 2 và Hội thảo truy xuất nguồn gốc cam Vinh qua tem điện tử. Đồng chí Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về dự.

Hội Sản xuất và kinh doanh cam Vinh là tổ chức hội xã hội nghề nghiệp của các hộ trồng, chế biến và kinh doanh sản phẩm cam tại địa bàn 4 chi hội gồm Xã Đoài, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Hội tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT; Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

 

 Đại hội đã bầu 20 đồng chí vào BCH khóa mới nhiệm kỳ 2017 - 2022. Ảnh: Xuân Hoàng
Đại hội đã bầu 20 đồng chí vào BCH khóa mới nhiệm kỳ 2017 - 2022. Ảnh: Xuân Hoàng.

 

Vấn đề "nóng" nhất tại đại hội lần này cũng là nội dung của hội thảo sáng nay là câu chuyện dán tem điện tử truy xuất nguồn cho cam Vinh.

Theo đó, từ vụ cam năm 2017, thực hiện chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ sẽ tiến hành in 550.000 tem điện tử truy xuất nguồn gốc cho 5 đơn vị đủ điều kiện được dán tem. Ngoài ra, Sở sẽ cấp 5 máy in tem cho 5 đơn vị sản xuất cam. Việc in tem do Sở Khoa học & Công nghệ quản lý, các cơ sở đủ điều kiện in tem chỉ được in số lượng theo đăng ký với Sở Khoa học & Công nghệ.

Cũng tại đại hội, ý kiến các địa phương, người trồng cam cho rằng, việc quản lý tem tại đơn vị được in tem cần có giải pháp cụ thể, tránh tình trạng in tem nhưng không dán hết tem, để thất thoát tem ra ngoài. Cần thống nhất về mẫu mã tem, chất lượng tem. Việc dán tem cần phải có sự quản lý từ cấp sở đến cấp huyện.

 

Cam Vinh đã trở thành thương hiệu riêng có của Nghệ An. Ảnh tư liệu
Cam Vinh đã trở thành thương hiệu riêng có của Nghệ An. Ảnh tư liệu.

 

Nhiều ý kiến cho rằng, quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm, do vậy cần có cơ quan chuyên môn quản lý tốt khâu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bởi hiện nay cam kém chất lượng tại các địa phương khá nhiều. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy trình cụ thể về chăm sóc cam, chưa có đơn vị quản lý, cung ứng giống cam....

Phát biểu tại đại hội, đồng chí Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tiềm năng cam Vinh dồi dào, nhu cầu người tiêu dùng sản phẩm cam Vinh cũng rất lớn, do vậy BCH Hội sản xuất và kinh doanh cam Vinh cần nỗ lực hoạt động để nâng cao chất lượng cam Vinh. Đặc biệt năm nay là năm đầu thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc cam Vinh, hội cần làm tốt khâu đăng ký dán tem cho các thành viên.

Để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng cam Vinh, Hội cần làm tốt 3 khâu: Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và làm chủ sản phẩm trên thị trường. Tới đây UBND tỉnh sẽ phối hợp với doanh nghiệp để sản xuất giống cam đảm bảo chất lượng.

 

 Sản phẩm cam vinh được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Xuân Hoàng
Sản phẩm cam Vinh được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Xuân Hoàng.

 

Đại hội đã bầu BCH hội nhiệm kỳ 2017 - 2022 gồm 20 đồng chí là chủ các cơ sở sản xuất cam, các cơ quan quản lý nguồn gốc cam Vinh. Ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nông công nghiệp công nghệ cao Phủ Quỳ làm Chủ tịch Hội.

 

Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh tại quyết định số 386/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007. Sản phẩm cam Vinh được công nhận tại 5 huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Hưng Nguyên và Nghi Lộc, với 3 giống cam: Xã Đoài, Vân Du và cam Sông Con, quy mô trên 1.800 ha.
 
Theo khoahocphattrien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm337
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại722,845
  • Tổng lượt truy cập90,786,238
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây