Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ Thụy Điển 7 năm lăn lộn cùng nông dân Hà Tĩnh

Thứ hai - 04/12/2017 17:22
Có một người phụ nữ ngoại quốc tự bỏ tiền túi hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh trồng cây xanh. Chị đã gắn bó với nông nghiệp Việt Nam hơn 20 năm và với Hà Tĩnh gần 7 năm nay.

Chị là Elisabeth Simelton (SN 1967, quốc tịch Thụy Điển) đến Việt Nam từ năm 1995. Trên cương vị chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu nông lâm thế giới (ICRAF), năm 2011, chị bắt đầu thực hiện một số dự án nông nghiệp tại Hà Tĩnh. Người phụ nữ này đã dành gần nửa cuộc đời hiện tại của mình để đến khắp miền quê khó khăn ở Việt Nam giúp đỡ nông dân phát triển kinh tế, chống xói mòn, bảo vệ môi trường. Hà Tĩnh là một trong những mảnh đất mà chị gắn bó.

nguoi phu nu thuy dien 7 nam lan lon cung nong dan ha tinh

Chị Elisabeth Simelton bỏ tiền túi hỗ trợ người dân xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) trồng cây xanh.

Năm 1995, khi đang là sinh viên Đại học Sư phạm Thụy Điển, nhận được học bổng nghiên cứu tại nước ngoài, chị chọn Tuyên Quang - Việt Nam làm điểm đến. Sau quá trình học tập, nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH) tại nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, Anh và cả châu Phi… năm 2010, chị trở lại tỉnh Hòa Bình để thực hiện dự án nuôi cá trên ruộng. Từ đó đến nay, chị ở hẳn tại Việt Nam, khoảng 2 năm mới quay về châu Âu một lần. Năm 2011, chị đến Hà Tĩnh tham gia dự án đánh giá sự hiểu biết của nông dân về BĐKH, tiếp đó là dự án thôn thông minh thích ứng với BĐKH.

Khi chấp bút viết bài là lần thứ ba tôi gặp chị. Lần đầu tiên, chị tham gia thực địa cùng một lớp tập huấn do Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức tại huyện Hương Sơn. Từ những mô hình thực tế, chị đã giới thiệu, hướng dẫn các học viên về mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh ứng phó với BĐKH, đảm bảo an ninh lương thực. Chị đã tham gia rất nhiều lớp tập huấn như thế ở Hà Tĩnh.

Lần thứ hai, chị cùng một người khác thuộc trung tâm đã bỏ tiền túi hơn 20 triệu đồng để hỗ trợ giống cây bóng mát cho nông dân thôn Mỹ Lợi (xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh). Khi được hỏi về lý do hỗ trợ người dân trồng cây, chị vội lấy giấy bút ra để giải thích, đại ý rằng: Chuyến bay từ Thụy Điển đến Việt Nam sẽ phát thải một lượng lớn khí thải, do đó, chị cần phải trồng hơn 100 cây xanh để tạo ra các tín chỉ các-bon (carbon credit) để đền bù cho môi trường. Chị cười và nói thêm, mình sinh ngày 5/6 - ngày Môi trường thế giới. Thôn Mỹ Lợi cũng là một trong 6 địa phương ở Đông Nam Á được trung tâm triển khai dự án “Thôn bản thông minh thích ứng với BĐKH”, giai đoạn 2015 - 2018. Đây cũng là địa phương mà chị Elisabeth gắn bó nhất ở Hà Tĩnh.

nguoi phu nu thuy dien 7 nam lan lon cung nong dan ha tinh

Chị Elisabeth Simelton chia sẻ cùng tác giả.

Chị cho biết, dự án đã triển khai các mô hình nông nghiệp tại thôn Mỹ Lợi theo các nhóm sở thích gồm cải tạo vườn tạp, xen canh, chăn nuôi và trồng rừng... Mỗi nhóm được hỗ trợ 50 triệu đồng, các thành viên có thể vay để làm nguồn vốn thực hiện các mô hình nông nghiệp thông minh. Đặc biệt, trong đơn xin vay vốn và kế hoạch SXKD của nông dân cần đảm bảo được 3 yếu tố: Đảm bảo an ninh lương thực; tăng sản lượng hoặc giảm đầu vào trong sản xuất; ít nhất thích ứng với một trong các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, mưa bão.

Lần thứ ba tôi gặp chị cũng tại xã Kỳ Sơn, khi chị cùng các đoàn công tác đến trao quà viện trợ người dân bị thiệt hại sau cơn bão số 10 vừa qua. Mặc dù là chuyên gia quốc tế, nhưng chị khá gần gũi, ăn những món ăn bình dân, nghỉ trưa bằng võng xếp… trong các hoạt động của tổ chức. Cứ khoảng 2 tháng, chị lại về Hà Tĩnh một lần. Chị kể, những món ăn ưa thích nhất là đậu phụ sốt cà chua, cu đơ Hà Tĩnh. Tên tiếng Việt của chị là Mỹ Linh. Mong muốn lớn nhất của chị là người nông dân ngày càng khấm khá hơn và bản thân được gắn bó lâu hơn với Hà Tĩnh.

Theo Dương Đức/baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Hôm nay59,343
  • Tháng hiện tại856,041
  • Tổng lượt truy cập90,919,434
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây