Học tập đạo đức HCM

Người trồng táo Nghĩa Đàn trắng tay vì thời tiết

Thứ sáu - 01/12/2017 18:49

Táo là cây trồng mới ở Nghĩa Đàn trong 3 năm gần đây, mỗi năm cho người dân thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết khắc nghiệt người trồng táo trắng tay.

Cây táo được trồng nhiều ở các xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lâm, Nghĩa Bình, Nghĩa Sơn...; chủ yếu có hai loại là táo ta (táo chua) và táo Đại (giống Thái và Đài Loan). Mùa thu hoạch chính tập trung từ tháng 12 đến tháng 2 Dương lịch.

Theo đúng nông lịch, đây là thời điểm bắt đầu thu hoạch táo, nhưng năm nay người trồng táo ở Nghĩa Đàn thất thu, từ 30, 40 triệu đồng/ha nay không thu nổi 4 triệu đồng.

Ông Lê Xuân Trang ở xóm Tân Thành, xã Nghĩa Hiếu dự tính thu nhập gần 100 triệu đồng từ vườn táo, nhưng năm nay không thu được đồng nào. Ảnh: Đinh Thùy
Ông Lê Xuân Trang ở xóm Tân Thành, xã Nghĩa Hiếu dự tính thu nhập gần 100 triệu đồng từ vườn táo, nhưng năm nay không thu được đồng nào. Ảnh: Đinh Thùy

Chúng tôi đến vườn táo gia đình ông Lê Xuân Trang ở xóm Tân Thành, xã Nghĩa Hiếu. Nhìn vườn táo xanh tốt, được vun, chống gốc kỹ càng mới thấy được công sức của chủ vườn bỏ ra.

Năm trước ông Trang trồng 100 gốc táo, sau khi trừ chi chí gia đình thu nhập gần 40 triệu đồng; ông tiếp tục đầu tư trồng thêm 100 cây táo Đại nhưng năm nay không thu được một đồng nào. Nguyên nhân do thời điểm tháng 7, tháng 8 táo ra hoa gặp mưa liên tục, hoa thụ phấn kém nên quả ít, lại gặp mưa nhiều nên bị nấm, quả đốm đen rồi thối  rụng.

"Năm nay nhà tôi đầu tư hơn 30 triệu đồng vào vườn táo, nhưng cả 200 gốc thu hoạch chỉ được khoảng10kg; trong khi các vụ trước tôi thu hoạch ít nhất cũng được 3 tấn quả" - ông Lê Xuân Trang cho hay.

Năm nay do mưa nhiều nên quả bị nấm, đốm đen rồi thối rụng. Ảnh: Đinh Thùy
Năm nay do mưa nhiều nên quả bị nấm, đốm đen rồi thối rụng. Ảnh: Đinh Thùy

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền cũng ở xã Nghĩa Hiếu trồng 200 gốc táo đã 3 năm. Bà Huyền cho biết, năm nay hoa nở sau bão, gia đình khấp khởi mừng vì “thoát” được cảnh hoa rụng trắng đất như những gia đình khác. Nhưng 1 tháng trở lại đây cả vườn táo quả đang kỳ phát triển thì bị thối rồi rụng dần. Gia đình dùng nhiều biện pháp khắc phục nhưng không hiệu quả.

Theo ông Phan Trung Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hiếu, ban đầu cây táo được trồng xen nhưng sau thấy có giá trị kinh tế nên nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi các diện tích cam, mía kém hiệu quả sang trồng táo. Hiện toàn xã có khoảng 10 ha táo, năm nay hoa ra đúng thời điểm mưa bão nên táo mất mùa... Hội Nông dân cũng tổ chức các lớp tập huấn về cây trồng cho bà con, tuy nhiên trăn trở nhất là giống cây và việc trôi nổi của thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát. Đây là cây trồng mới nên người dân cũng chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc chăm sóc cũng như xử lý sâu bệnh.

Thời điểm này năm ngoái, mỗi ngày bà Nguyễn Thị Thu Huyền ở xã Nghĩa Hiếu (Nghĩa Đàn) bán được khoảng 1 tạ táo, năm nay không có bán. Ảnh: Đinh Thùy
Thời điểm này năm ngoái, mỗi ngày bà Nguyễn Thị Thu Huyền ở xã Nghĩa Hiếu (Nghĩa Đàn) bán được khoảng 1 tạ táo, năm nay không có bán. Ảnh: Đinh Thùy

Toàn huyện Nghĩa Đàn có khoảng gần 20 ha; táo là cây ngắn ngày, dễ trồng và được xem là dễ chăm sóc hơn so với cây cam. Táo được bán với giá 15.000 - 30.000 đồng/kg. Trong vài năm gần đây, Nghĩa Đàn phát triển giống tạo Đại, quả to và ngọt nên được thị trường ưa chuộng.

Không chỉ ở Nghĩa Hiếu mà người trồng táo ở Nghĩa Đàn năm gay gặp khó, táo không cho quả hoặc bị sâu bệnh, mùa táo đến nhưng không được thu hoạch. Nguyên nhân được các hộ trồng táo cho biết, do gặp thời tiết mưa nhiều, trong khi cây táo thích hợp với thời tiết nắng ráo./.

Theo Đinh Thùy/ baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay81,876
  • Tháng hiện tại687,552
  • Tổng lượt truy cập97,915,733
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây