Học tập đạo đức HCM

Nhập khẩu giống gia cầm và sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Chủ nhật - 27/03/2016 05:19
Thông tin Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đang xem xét cho nhập khẩu giống gia cầm một ngày tuổi và một số sản phẩm gia cầm Trung Quốc khiến người dân, chuyên gia ngành chăn nuôi lo lắng. Ngoài nguy cơ xảy ra dịch bệnh, việc nhập khẩu ồ ạt còn có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hàng triệu hộ chăn nuôi gia cầm trong nước. Cần làm gì để tránh “lợi bất cập hại”?

Nguy cơ xảy ra dịch bệnh

Theo thỏa thuận tại hội nghị song phương Việt Nam và Trung Quốc về hợp tác thú y, hai nước sẽ tăng cường giám sát, kiểm soát dịch bệnh động vật qua biên giới và đề cập đến xúc tiến thương mại về một số sản phẩm an toàn ưu tiên dựa trên tình hình thực tế của mỗi nước. Đặc biệt là có thông tin xuất khẩu thịt gà và gà con một ngày tuổi từ Trung Quốc vào Việt Nam, ngược lại xuất lợn thịt và bò từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nhiều ý kiến phản ứng gay gắt khi nghe thông tin này bởi thời gian qua ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N6, A/H7N9, nên tiềm tàng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Theo Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Phú Xuyên Phùng Văn Tảo, trong vòng 2 năm qua, các bộ, ngành và địa phương đã kiểm soát khá chặt chẽ nên không còn hiện tượng gà thải loại Trung Quốc nhập vào Việt Nam. Nếu cho nhập gia cầm Trung Quốc vô hình trung sẽ gây bất lợi cho chăn nuôi trong nước, vì giá con giống và thương phẩm gia cầm của Trung Quốc rẻ, có nguy cơ xảy ra dịch bệnh...

Chợ gia cầm Hà Vĩ (huyện Thường Tín) - Ảnh: Thùy Dung

Bà Nguyễn Thị Xuyến, một hộ nuôi ấp, cung cấp gia cầm giống ở xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cũng đứng ngồi không yên. Theo bà Xuyến, giá con giống gia cầm trong nước đang giảm mạnh, vịt giống chỉ 2.000 - 3.500 đồng/con, gà lông màu một ngày tuổi là 6.000 đồng/con… Do người dân hạn chế nuôi nên công suất hoạt động của các máy ấp nở chỉ bằng 50% so với năm 2014. Nếu nhập khẩu giống gia cầm Trung Quốc, giá gia cầm giống có nguy cơ tiếp tục giảm sâu và các cơ sở sản xuất giống sẽ thua lỗ nghiêm trọng. Cùng chung tâm trạng, chị Phạm Thị Sẻ, hộ nuôi gia cầm ở Thanh Oai cho biết, trước đây gia cầm Trung Quốc đưa về Việt Nam theo con đường tiểu ngạch hoặc nhập lậu, khiến thị trường bất ổn, đặc biệt là gà thải loại. Trong trường hợp cơ quan chức năng cho nhập khẩu gia cầm thì tình hình sẽ càng bất ổn. Còn theo ông Nguyễn Lê Ngà, phụ trách chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín), bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, 2 năm qua cơ bản dẹp được gà thải loại, hiện 168 hộ buôn bán gia cầm ở chợ Hà Vĩ đều được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ; cán bộ thú y thường xuyên lấy mẫu, phân tích để xét nghiệm dịch bệnh. Tuy vậy, xung quanh chợ vẫn còn nhiều điểm bán gia cầm chưa được kiểm soát.

 

Siết chặt quản lý

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam Trần Duy Khanh, nguồn cung giống gia cầm trong nước đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, thậm chí nếu các trang trại đầu tư công nghệ máy móc hiện đại có thể xuất khẩu con giống. Việc nhập khẩu sản phẩm gia cầm là bình thường khi Việt Nam có nhu cầu, nhưng phải có hàng rào kỹ thuật đủ mạnh nhằm siết chặt quản lý, không để thương lái lợi dụng chính sách thông thương này để hợp thức hóa một số sản phẩm gia cầm đông lạnh tạm nhập tái xuất từ Trung Quốc và "tuồn" hàng lậu, hàng kém chất lượng vào Việt Nam. Thực tế, mỗi năm trung bình có trên 3 triệu tấn sản phẩm gia cầm tạm nhập tái xuất qua Việt Nam sau đó xuất sang Trung Quốc, nhưng không ít sản phẩm đã bị phát hiện quay trở lại tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Trước băn khoăn của dư luận, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành đàm phán song phương các vấn đề liên quan đến việc này. Để đi tới thỏa thuận về thương mại trong việc nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật giữa hai nước cần có thời gian. Cục Thú y đang hoàn tất báo cáo Bộ NN&PTNT về việc kiểm tra, đánh giá các nước xuất khẩu để xem xét, quyết định cho phép nhập khẩu hay không. Mặc dù các ngành chức năng cam kết sẽ kiểm tra chặt chẽ các lô hàng gia cầm nhưng với diễn biến thời tiết phức tạp hiện nay, cộng với giá con giống và thương phẩm gia cầm đều giảm khiến người dân băn khoăn. Ông Nguyễn Văn Cảm, Hội Thú y Việt Nam đề nghị các đơn vị của Bộ NN&PTNT cần xem xét kỹ việc cho phép nhập khẩu gia cầm để bảo hộ nền chăn nuôi trong nước; đồng thời siết chặt quản lý nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây lan. 

 

Ngọc Quỳnh

Nguồn: Hà Nội mới


 Tags: gia cầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm295
  • Hôm nay74,712
  • Tháng hiện tại779,825
  • Tổng lượt truy cập90,843,218
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây