Học tập đạo đức HCM

Những mảnh ghép thiệt thòi

Chủ nhật - 16/08/2015 05:52
(HQ Online)- Nông nghiệp vẫn được coi là một trụ cột của nền kinh tế đất nước, nhất là thời gian tăng trưởng kinh tế nước ta bị suy giảm do khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008.

 nghiệp Việt Nam bao hàm số lao động chiếm khoảng 60% lao động cả nước và phạm vi địa lý rộng lớn. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam” qua khảo sát 10 năm ở 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố, dù bộ mặt nông thôn hiện đã có nhiều thay đổi, nhưng đói nghèo vẫn là vấn đề ở nông thôn Việt Nam. Một trong năm phát hiện mà báo cáo chỉ ra là khu vực nông thôn Việt Nam đã có sự giảm mạnh về đói nghèo, nhưng không đúng với tất cả (xét về giá trị tuyệt đối), nhiều hộ còn bị nghèo hơn. Giáo sư Finn Tarp (trường Đại học Copenhagen- Đan Mạch), Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết thêm, giá trị gia tăng trong nông nghiệp trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ suốt thập kỷ qua, không tăng lên cùng quá trình tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý là, GDP bình quân đầu người của người dân nông thôn Việt Nam ở nhóm thấp nhất khu vực, chưa bằng Philippines và chỉ tốt hơn Campuchia.

Những nghiên cứu trên đang được chứng minh nhiều hơn ở thời điểm hiện nay khi sự yếu kém của nông nghiệp Việt Nam đang bộc lộ rõ: Câu chuyện được mùa mất giá liên tục diễn ra, nông sản không tiêu thụ được phải đổ bỏ không còn là hiếm hoi, trong khi nhiều nông sản ngoại có sức cạnh tranh cao không ngừng “oanh tạc” thị trường trong nước... Gắn liền với nông nghiệp là lực lượng nông dân, đây là đối tượng đang dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập. Bởi, nông dân là nhóm lao động có tay nghề thấp, ít được đào tạo, ruộng đất bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa tăng nhanh...

Nhìn thẳng thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó là phong trào xây dựng nông thôn mới; các chính sách tín dụng ưu đãi nông nghiệp, nông thôn; chính sách đào tạo nghề nông thôn; ưu đãi trong đào tạo cho con em khu vực nông thôn, miền núi... Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện các chính sách còn yếu, có chính sách hiệu quả chưa thực sự cao (như đào tạo nghề nông thôn). Một trong các chính sách đang tỏ ra hiệu quả như xây dựng nông thôn mới thì mới được triển khai một vài năm, hiện ở một số nơi còn chậm tiến độ...

Từ nghiên cứu thực tế, chính nhóm nghiên cứu kể trên đã đưa ra các khuyến nghị: Việt Nam nên có những chính sách sâu rộng hơn giúp nâng cao năng suất trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại ở nông thôn; loại bỏ rào cản với thị trường đất đai; phát triển doanh nghiệp hộ gia đình; đầu tư lớn hơn cho nguồn nhân lực, giáo dục ở nông thôn...

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng những thành quả ấy cần được phân phối đều hơn với nông nghiệp, nông dân. Bởi sự thiệt thòi, yếu thế của khu vực này cũng chính là sự cản trở tốc độ tăng trưởng chung của đất nước. Như những mảnh ghép gắn chặt với nhau trong nền kinh tế, nông nghiệp- nông dân vừa là động lực, nhưng cũng vừa là khu vực được hưởng thành quả xứng đáng.  

Văn Bắc
theo .baohaiquan


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Hôm nay59,572
  • Tháng hiện tại940,153
  • Tổng lượt truy cập98,168,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây