Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hà Nội: Sáng gặt lúa, chiều xuống ruộng trồng cây vụ đông

Thứ ba - 24/10/2017 08:28
Theo kế hoạch vụ đông năm nay, toàn TP.Hà Nội gieo trồng khoảng 39.000ha. Trong đó hơn 7.200ha cây đậu tương, ngô khoảng 9.500ha, lạc khoảng 450ha, rau đậu các loại hơn 16.000ha; diện tích trồng hoa, cây cảnh hơn 2.500ha; dự kiến giá trị sản xuất đạt trên 2.500 tỷ đồng.

Tránh làm theo phong trào

Là xã ngoại thành trồng nhiều cây vụ đông hàng năm của Thủ đô, ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ cho biết, đến nay, xã đã gieo trồng gần 150/250ha diện tích, trong đó 71ha trồng cây ngô, 38ha rau xanh, 10ha khoai lang, 9ha đậu tương.

 nong dan ha noi: sang gat lua, chieu xuong ruong trong cay vu dong hinh anh 1

Trồng hoa vụ đông đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số huyện của TP.Hà Nội. Ảnh: Hải Đăng

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), thời vụ gieo trồng nhóm cây ưa ấm đã kết thúc, riêng với cây khoai tây, cần tập trung trồng từ 25.10 – 15.11. Trồng rải vụ đối với nhóm rau để đảm bảo nguồn cung, hạn chế tình trạng dư thừa giá thấp hoặc thiếu rau đẩy giá lên cao. Riêng với cây ngô, trà sớm đã hoàn thành trước 20.9 trên các chân đất chuyên màu, đất 2 lúa.

“Trong sản xuất vụ đông, thời vụ là yếu tố quyết định năng suất, hiệu quả, nhất là với cây ngô và đậu tương. Vì vậy, chúng tôi đã cho cán bộ thường xuyên xuống đồng cùng nông dân thực hiện phương châm sáng thu hoạch lúa, chiều trồng cây vụ đông"- ông Thắng nói.

Tại huyện Thường Tín, mọi công tác chuẩn bị triển khai cho sản xuất vụ đông cũng đang rất khẩn trương. Ông Lưu Văn Phúc - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín cho biết, năm nay huyện gieo trồng 2.150ha cây vụ đông, trong đó tập trung vào cây trồng giá trị kinh tế cao như rau màu, hoa... "Huyện xác định rõ diện tích nào có thể làm được 3 vụ là giao kế hoạch sớm ngay từ đầu năm, chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích lúa mùa sớm để chủ động làm đất trồng cây vụ đông" - ông Phúc chia sẻ.

Chia sẻ về kế hoạch sản xuất vụ đông, bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT) cho hay: "Để tránh làm theo phong trào, thành phố đã yêu cầu các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất vụ đông sát với tình hình thực tế. Theo đó, các địa phương tuân thủ đúng khung thời vụ; tập trung điều tiết nước, bảo đảm độ ẩm đất, rút nước đệm phù hợp để sau khi thu hoạch lúa mùa là trồng ngay cây vụ đông. Đối với diện tích không tiêu, thoát nước bằng tự chảy, chỉ đạo bơm tiêu thoát nước sớm...".

Vẫn lo tiêu thụ sản phẩm

Ông Nguyễn Xuân Đại - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, để vụ đông 2017 - 2018 giành thắng lợi, Sở yêu cầu các huyện, thị xã có chính sách hỗ trợ xây dựng và duy trì các mô hình tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình ứng dụng công nghệ cao, mô hình có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Theo đó, các cấp, các ngành, các huyện cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, tuyên truyền nông dân tuân thủ khung thời vụ, đồng thời giao cơ quan chuyên môn rà soát từng loại cây, bảo đảm gọn vùng, gọn thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc và điều hành hiệu quả.

"Cùng với đó, chủ động khắc phục diễn biến thời tiết bất thuận có thể xảy ra, xây dựng phương án tiêu nước khi có mưa lớn và cung cấp nước tưới khi thời tiết hanh khô; chọn giống cây trồng ngắn ngày, áp dụng biện pháp không làm đất, làm bầu, làm đất tối thiểu, trồng gối đối với cây ưa ấm như ngô, bí xanh, khoai lang..." - ông Đại nhấn mạnh.

Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, theo dự báo diễn biến thời tiết, nhiệt độ trung bình mùa đông năm nay có xu hướng tăng so với trung bình nhiều năm. Rút kinh nghiệm những năm trước đây, nông dân nên lựa chọn thời điểm thích hợp cho từng loại cây.

"Các địa phương nên có chính sách hỗ trợ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; có chính sách hỗ trợ bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản cho nông dân" - bà Hương nói.

Tuy nhiên, theo bà Hương, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông vẫn còn nhiều khó khăn. "Tại nhiều địa phương, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân không nhiều, số sản phẩm còn lại hầu hết phụ thuộc vào thương lái hoặc nông dân "tự sản, tự tiêu”. Để mở rộng diện tích và nâng cao giá trị sản xuất vụ đông, các địa phương cần tích cực liên kết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu nông sản cho nông dân" - bà Hương khuyến cáo. 

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay65,213
  • Tháng hiện tại770,326
  • Tổng lượt truy cập90,833,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây