Học tập đạo đức HCM

Nông dân chưa thấy lối thoát

Thứ ba - 27/08/2013 05:50
Hồi đầu tháng 8, một nông dân ở Long An gửi một bức tâm thư tới Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát với một câu hỏi, cũng là nỗi khắc khoải của nông dân cả nước: Xin Bộ trưởng hãy chỉ cho dân trồng cây gì và nuôi con gì.
Nhưng câu hỏi của người nông dân thực ra hoàn toàn không phải là cây gì, con gì, bởi nó đang đề cập đến vấn đề lớn nhất của cả nền nông nghiệp mà cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã dùng hai chữ “khuyết tật”. Chính xác là một nền nông nghiệp khuyết tật khi “sản xuất ra sản phẩm không biết bán cho ai, không biết thị trường của mình ở đâu”. Và một nền nông nghiệp khuyết tật đến nỗi diễn ra tình trạng bỏ ruộng ở khắp nơi như một lời tố khổ thầm lặng.

Bởi thế, câu trả lời của Bộ trưởng Phát trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” được sự chờ đợi của nông dân, của những người quan tâm đến số phận của họ. Nhưng, Bộ trưởng chỉ nói: “Nguyên nhân nông dân bỏ ruộng là do thời gian gần đây giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp”. “Việt Nam vẫn duy trì quỹ đất lúa, tuy nhiên trên đất lúa bà con vẫn có thể chuyển đổi sang trồng những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bộ đang rà soát để quy hoạch lại cây trồng trên đất lúa, tùy theo tình hình của từng địa phương sẽ lựa chọn những cây trồng phù hợp”. Cây ngô chẳng hạn.

Và, theo một đề án nào đó, thu nhập của nông hộ sẽ “tăng gấp 2,5 lần”. Chỉ có điều, đó là điều xảy ra trong thì tương lai 2020...

Thật buồn. Tư lệnh ngành nông nghiệp chỉ nhìn thấy sự mất cân đối đến khủng hoảng giữa đầu vào và đầu ra, điều mà bất cứ nông dân nào cũng nhìn thấy. Thế còn giá gạo “cuối bảng xếp hạng”? Thế còn lợi nhuận rơi vào túi trùng trùng tầng lớp trung gian từ tư thương đến công thương?... Năm 2008, sau khi loạt điều tra của Báo NTNN công bố con số chấn động “1 hạt thóc 40 khoản đóng góp”, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bãi bỏ hàng loạt khoản phí nhằm giảm gánh nặng cho người dân, trong đó có thủy lợi phí.

Năm 2013, số khoản phí, ngoài vô số các loại thuế, mà mỗi hạt thóc, củ khoai, con lợn, con gà phải gánh, là “từ 20-50” tùy từng địa phương, và trong đó có thủy lợi phí. Liệu có ở đâu, có nền nông nghiệp nào mà một quả trứng, có khi phải chịu 3 lần phí kiểm dịch (?!).

Còn chuyển đổi vật nuôi, cây trồng ư? Giải pháp đó cổ như những giai thoại từ cả chục năm nay xung quanh vẫn chỉ là chuyện “trồng cây gì, nuôi con gì”.

Dù rất cảm động trước sự cảm động của Bộ trưởng khi ông đọc những bức tâm thư lấm lem mồ hôi, nước mắt của người trồng lúa thì thực sự, nông dân vẫn chưa nhìn thấy lối thoát, thậm chí, chưa nhìn thấy con gì, cây gì trong câu trả lời của Bộ trưởng.
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay36,116
  • Tháng hiện tại116,502
  • Tổng lượt truy cập91,290,231
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây