Học tập đạo đức HCM

Nông dân giỏi: "Sống khoẻ" bằng sữa bò uy tín, lãi 18 triệu/tháng

Thứ sáu - 01/12/2017 07:29
Là một trong ba nông dân đi tiên phong trong nghề nuôi bò sữa tại TP Cần Thơ, ông Võ Thanh Cần, 67 tuổi ở phường Long Hoà, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, nói rằng nhờ nghĩ khác, làm khác mà cả ba đều “sống khoẻ”.

17 năm trước, chẳng khác gì nhà vườn bây giờ: chanh, xoài, nhãn… cứ chịu cảnh được mùa mất giá; ông Cần cùng hai người bạn “tầm sư” ở Củ Chi, TP.HCM, Bình Dương để tách khỏi đám đông, lập trại nuôi bò sữa. Nói trại cho bảnh, thực ra lúc đầu mỗi nhà chỉ hai con bò giống.

 nong dan gioi: 'song khoe' bang sua bo uy tin, lai 18 trieu/thang hinh anh 1

Ông Võ Thanh Cần nói rằng nhờ nghĩ khác, làm khác mà “sống khỏe”.

Nhờ chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, số người nuôi tăng lên, hợp tác xã (HTX) chăn nuôi bò sữa Long Hoà sớm hình thành với mười xã viên, lúc này đàn bò sữa có 50 con, sản lượng sữa khoảng 600kg/ngày. Ông Cần, nay là giám đốc HTX, cho biết HTX có 29 thành viên, tổng đàn bò trên 400 con, sản lượng sữa mỗi ngày trên 2 – 3 tấn. Vinamilk Cần Thơ thu mua với giá 14.000 đồng/kg.

Bò giống mua về nuôi ba năm cho sữa. Bình quân mỗi ngày một con bò cho 13 lít sữa, trừ hết chi phí còn lời 50.000 – 60.000 đồng/con/ngày. Với quy mô 30 con bò (10 – 13 con đang cho sữa), mỗi ngày gia đình ông Cần thu được 500.000 – 600.000 đồng từ nguồn sữa bò.

Nuôi bò sữa không có gì mới so các nơi, nhưng ở đây HTX trở thành mô hình có tính dẫn dắt nhà vườn tận dụng phân bò để nuôi trùn quế, ủ bón cho vườn cây ăn trái, xây dựng hệ thống biogas vừa tránh ô nhiễm vừa cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, tăng thu nhập cho ngành nghề khác. Ông Cần tận dụng 10 công vườn đang trồng dừa để trồng cỏ cho bò ăn, khu vườn không còn là nỗi khổ như 17 năm trước. Bốn người con của ông cũng đổi nghề sang nuôi bò sữa.

“Đứa nào cưới vợ, gả chồng tui cũng cho hai con bò để làm vốn, bây giờ tụi nó cũng vô HTX. Con gái tui làm yaourt bán cho các trường học, quán ăn…bán được lắm” - ông Cần cho hay. 

Điều đáng nói là hoạt động học tập của cộng đồng cùng mục tiêu phát triển bò sữa ở đây rất nghiêm túc, không giấu nghề. Lý do hợp lực duy trì đàn bò, không chỉ là vốn liếng khá lớn (20 – 30 triệu đồng/con bò giống) mà là cam kết bảo đảm năng lực cung cấp (số lượng và chất lượng) đủ để Vinamlik yên tâm tiêu thụ mỗi ngày; chính uy tín bảo đảm đầu ra bền vững.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại830,305
  • Tổng lượt truy cập90,893,698
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây