Học tập đạo đức HCM

Nông dân nói chuyện nghề nông

Thứ năm - 06/12/2012 19:59
Tại Diễn đàn Nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiều 5/12, nhiều nông dân đã đem đến những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
 

Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Diễn đàn do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức, trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) - Tiền Giang 2012.

 

Nhiều mô hình tiêu biểu

Đến từ ấp Tân Thới, xã Tân Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, ông Trần Văn Lợt cho biết, năm 2007, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã Tân Định, ông tham gia vào tổ liên kết sản xuất chôm chôm, qua trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm cũng như kiến thức chăm sóc và xử lý chôm chôm nghịch vụ, đến nay ông đã áp dụng rất thành công, năng xuất tăng cao và chất lượng ổn định.

Không dừng lại ở đó, năm 2011, ông tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo ông Lợi, muốn chôm chôm nói riêng và trái cây nói chung đi ra thị trường thế giới thì cần phải vượt qua rào cản về chất lượng, số lượng, an toàn thực phẩm và vấn đề truy xuất nguồn gốc. Đến nay, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đã giúp sản lượng chôm chôm của ông Lợi tăng gấp 3 lần. Bên cạnh đó, việc xử lý chôm chôm nghịch vụ cũng giúp tăng giá trị lên rất nhiều.

Giới thiệu về mô hình trồng lúa của mình, ông Thiều Văn Hải, nông dân ấp Trường Thắng, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, thì chia sẻ, với 6 ha đất sản xuất, năm 2010, ông ký kết với Đại học Cần Thơ làm điểm cấy nấm xanh phun cho ruộng lúa để phòng trừ sâu và rầy nâu gây hại đã giảm được chi phí sản xuất, tăng năng suất, mang lại hiệu quả cao.

Hiện gia đình ông làm lúa 3 vụ/năm, nhờ thực hiện cấy nấm xanh để phòng trừ sâu hại và kết hợp với trồng màu trên bờ bao, thu nhập của gia đình anh đạt 348 triệu đồng/năm.

Đến nay, đã có 50 hộ trong ấp Trường Thắng và nhiều nông dân trong khu vực áp dụng mô hình sản xuất của ông Hải.

Còn ông Đinh Văn Trung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá mú lồng bè. Từ sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến ngư tỉnh, ông đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè trên biển. Với 4 lồng nuôi, ông thu lãi hơn 280 triệu đồng/vụ. Đến nay, phong trào nuôi cá lồng bè của ông đã thu hút hàng trăm hộ gia đình làm theo, góp phần chuyển dịnh cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Nông dân mong muốn nông nghiệp ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững

Theo bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ĐBSCL mặc dù diện tích tự nhiên chỉ bằng 12% diện tích của cả nước nhưng đã tạo nên vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu cả nước, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 70% lượng trái cây và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

 

Hiệu quả của mô hình sản xuất tôm - lúa theo GAP tại đồng bằng sông Cửu Long-Ảnh minh họa

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 56.292 tỷ đồng (năm 2001) lên 101.000 tỷ đồng (năm 2010), tăng trưởng bình quân 6,9%/năm, tăng lợi nhuận từ 20,2 triệu đồng lên gần 38 triệu đồng/ha đất sản xuất nông nghiệp.

 

Hình thành một số mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Từ năm 2001 đến 2010, năng xuất lúa tăng từ 4,3 tấn/ha lên 6,3 tấn/ha và sản lượng từ 16 triệu tấn lên 21,6 triệu tấn.

Tại diễn đàn, nhiều đại diện nông dân các tỉnh, thành trong khu vực cũng đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải pháp và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ những khó khăn để đưa nông nghiệp ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững hơn.

Trong đó, tập trung vào các chủ đề như như: chính sách hỗ trợ hơn cho nông dân khi gặp thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa; biện pháp để ổn định giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất; tăng cường hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; hướng dẫn sản xuất và quy hoạch vùng trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để sản phẩm có chất lượng cao và có thể tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài…

Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng bên cạnh yếu tố tự nhiên thuận lợi và những kết quả đạt được trong thời gian qua, hiện ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân của người trồng lúa trong vùng vẫn còn thấp, khoảng 370.000 đồng/tháng, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng khoảng 11%, cận nghèo khoảng 7%. Có khoảng 80% trong tổng số 17,3 triệu dân của vùng sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, trong đó khoảng 80% lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn đang gặp khó khăn.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, trong thời gian tới các tỉnh cần thực hiện tốt Chỉ thị số 59 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghiên cứu, khảo sát và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả để giúp nông dân trong vùng chuyển đổi sản xuất, phát triển ngành nghề ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân.

Tiến hành rà soát các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách còn thiếu hoặc chưa đi vào thực tiễn đời sống để đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hỗ trợ để các địa phương trong vùng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn theo hướng liên doanh, liên kết; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng giá trị sản xuất trên diện tích nuôi trồng thủy sản và canh tác nông nghiệp lên gấp 1,5 lần so với hiện nay để xây dựng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.

Mạnh Hùng

Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay23,582
  • Tháng hiện tại891,093
  • Tổng lượt truy cập90,954,486
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây