Học tập đạo đức HCM

Nông hộ sở hữu 30ha lúa

Thứ bảy - 08/07/2017 20:04
Gia đình anh Nguyễn Nam Thái, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên là hộ nông dân canh tác lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL) từ năm 2001.

 

* Tạo việc làm thu nhập ổn định cho các hộ có ruộng dồn chuyển cho tích tụ

Ở thời điểm đó gia đình anh Thái mới chỉ gieo cấy gần 1ha, nhưng đã được coi là hộ SX lúa lớn nhất nhì khu vực. Sau nhiều năm kiên trì tích tụ ruộng, đến nay gia đình anh Thái đã có cánh đồng chuyên canh lúa gần 30ha, lớn nhất khu vực đồng bằng sông Hồng.

15-16-51_my_gt_dp_lien_hop_thu_hoch_lu_tren_cnh_dong_lon
Máy gặt đập liên hợp trên cánh đồng lớn

Tâm sự với chúng tôi, anh Thái cho biết, với diện tích ruộng dồn đổi được như vậy, vẫn khai thác hết công suất các loại máy móc mà gia đình anh đã đầu tư cho SX, nếu điều kiện cho phép anh sẽ mở rộng cánh đồng lúa lên 100ha. Tuy nhiên, SX lúa trên CĐL sẽ khác nhiều so với gieo cấy 5 - 7 sào nhỏ lẻ. Ví như, không thể gieo mạ để cấy thủ công cho từng thửa ruộng, vì sẽ tăng chi phí công lao động. Hoặc không phải tất cả các ruộng gom mượn được đều liền bờ, liền vùng với CĐL của gia đình. Hay trong CĐL vẫn tồn tại các chân ruộng cao thấp khác nhau, gây khó khăn cho điều tiết nước tưới tiêu…

Để giải quyết các khó khăn đặt ra, anh Thái đã tiến hành nhiều giải pháp kỹ thuật đồng bộ như:

Đổi những chân ruộng gần, ruộng đất tốt của gia đình, lấy các chân ruộng xa, ruộng xấu, nhưng liền kề với CĐL của mình để tiện cho canh tác bằng máy. San lấp lại những chân ruộng diện tích nhỏ lẻ nhưng chưa bằng phẳng. Làm bờ ngăn riêng các vàn ruộng thấp với vàn ruộng cao, để giữ phân bón và tưới tiêu lúa khi gieo cấy và chăm sóc. Chỉ SX 1 giống lúa có giá trị hàng hóa cao (Bắc thơm 7).

Gieo cấy bằng kỹ thuật sạ hạt giống theo hàng hoặc gieo thẳng giống bằng tay. Bón phân cho lúa bằng NPK Lâm Thao 2 lần vào các thời điểm, sau gieo sạ giống 5 - 7 ngày và 20 - 22 ngày. Đồng thời, mua sắm các loại móc cho SX như máy làm đất, máy sấy lúa, máy sạ hạt giống theo hàng, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc trừ sâu và máy bơm nước các loại.

Bằng cách làm CĐL, chỉ với 2 lao động gồm, vợ chồng anh Thái và 15 - 20 lao động thuê thời vụ, đã làm ra sản lượng gần 300 tấn thóc, giá trị trên 2 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận hơn 400 triệu đồng.

Đáng chú ý, anh Thái đã bỏ qua khâu bón lót và bón kali đón đòng cho lúa. Vì khi gieo sạ hạt giống phải tiêu rút nước triệt để, nếu bón lót phân cho ruộng, phân bón sẽ bị rửa trôi, vừa lãng phí phân vừa không hiệu quả. Mặt khác, do chưa có máy bón phân cho lúa, nếu bón thủ công bằng tay nhiều lần, sẽ tăng chi phí công lao động, giảm hiệu quả SX.

Để khắc phục các tồn tại này, anh Thái đã dùng phân bón siêu kali kết hợp với thuốc phun phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đồng thời, thực hiện cày phơi ải sớm trong vụ mùa, cày ngả vùi sâu gốc rạ ngay trong vụ xuân, kết hợp các chế phẩm sinh học cho xử lý gốc rạ.

Từ thực tế cách làm CĐL của hộ nông dân Nguyễn Nam Thái, chúng tôi thấy, đã tối ưu hóa được hiệu quả sản xuất trên CĐL (hiệu suất đầu tư đạt 22 -25%). Theo đó, để nông dân có thể làm giàu từ canh tác CĐL, thì diện tích tụ tối thiểu phải đạt từ 30 - 50ha trở lên.

15-16-51_my_lm_dt_tren_cnh_dong_mu_lon
Máy làm đất trên cánh đồng lớn

Gia đình anh Thái tích tụ được diện tích ruộng lớn là do xã nằm liền kề với nhiều khu công nghiệp lớn, giúp giải quyết việc làm cho hầu hết số lao động trong độ tuổi của địa phương. Để nhà nông các địa phương sẵn sàng chuyển ruộng cho tích tụ, các cấp chính quyền phải tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho họ bằng nhiều hình thức như: Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư công nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và làng nghề truyền thống. Hỗ trợ pháp lý để người tích tụ được ruộng có thể yên tâm đầu tư SX lâu dài. Các nhà khoa học cần nghiên cứu SX máy bón phân cho lúa...

theobaonongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập371
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại834,133
  • Tổng lượt truy cập90,897,526
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây