Bên lề Quốc hội, các đại biểu đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những vấn đề này.
Bà Trần Thị Hoa Sinh, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn: Cần phải xóa bỏ độc quyền
Dự án Luật Điện lực là một trong dự án Luật ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. Thời gian qua, chúng ta thực hiện Luật Điện lực đã có những bất hợp lý, nhất là giá điện đối với miền núi. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước đã có hỗ trợ, ví dụ như nơi không có điện lưới thì bà con được hỗ trợ tiền điện.
Về quy hoạch ngành điện, tôi nhất trí đề xuất sửa đổi của Quốc hội là chu kỳ quy hoạch phát triển ngành điện phải nâng từ 5 năm lên 10 năm và phải có định hướng cho 10 năm tiếp theo vì 5 năm thì chưa kịp thực hiện có khi đã phải sửa đổi.
Mong muốn nhất của cử tri cũng như của các đại biểu là điều hành giá điện phải tính tới xóa bỏ độc quyền. Trong sửa đổi, có bốn loại giá và hai loại phí chính và một số chi phí khác để cấu thành nên giá điện. Bộ Tài chính và Bộ Công thương phải tham mưu cho Chính phủ để cơ cấu tính giá thành điện hợp lý hơn. Giá bán điện phải được cấu thành trên cơ sở giá thực tế và chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện cũng phải sát với thực tế.
Đoàn Nguyễn Thùy Trang - Thành phố Hồ Chí Minh: Nên có cơ chế giá điện cho vùng sâu, vùng xa
Về giá và phí, tôi nhất trí với quan điểm không nên tiếp tục cơ chế bù giá giữa các nhóm khách hàng, giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt vì như vậy rất bất hợp lý, bù giá như vậy có nghĩa là ai dùng càng nhiều thì càng được bù giá nhiều.
Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo, vùng chưa có lưới điện quốc gia, thông thường ở những nơi này chỉ xây dựng được các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu hoặc diesel nên giá thành sản xuất điện sẽ khá cao. Nên áp dụng cơ chế duyệt giá bán lẻ điện trên nguyên tắc bù đắp chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư thì tôi e rằng giá bán điện cho người dân ở khu vực này vẫn rất cao. Theo tôi người dân ở vùng khó khăn như thế cũng phải được mua điện bằng với giá các vùng khác, bởi vì thật vô lý khi họ đã khó khăn lại phải mua điện với giá cao hơn thì không biết đến khi nào sản xuất và đời sống của họ mới được khá hơn.
Tôi kiến nghị cần có cơ chế hình thành quỹ công ích để phát triển điện lực ở các vùng khó khăn, đồng thời nhà nước hỗ trợ trực tiếp tiền điện cho những người sử dụng điện ở những vùng này, nhất là các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Về các loại phí tôi thống nhất với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ phí điều tiết điện lực vì theo quy định của dự thảo luật hoạt động điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước chứ không phải là hoạt động cung cấp dịch vụ nên không được thu phí mà phải được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Đối với hành vi trộm cắp điện và trộm cắp thiết bị điện còn có quy định chặt chẽ hơn để có thể xử lý hình sự đối với loại tội phạm này, nhất là sửa đổi quy định về cách xác định sản lượng điện bị ăn cắp để có thể đưa ra truy tố trước pháp luật./.
Bà Trần Thị Hoa Sinh, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn: Cần phải xóa bỏ độc quyền
Dự án Luật Điện lực là một trong dự án Luật ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. Thời gian qua, chúng ta thực hiện Luật Điện lực đã có những bất hợp lý, nhất là giá điện đối với miền núi. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước đã có hỗ trợ, ví dụ như nơi không có điện lưới thì bà con được hỗ trợ tiền điện.
Về quy hoạch ngành điện, tôi nhất trí đề xuất sửa đổi của Quốc hội là chu kỳ quy hoạch phát triển ngành điện phải nâng từ 5 năm lên 10 năm và phải có định hướng cho 10 năm tiếp theo vì 5 năm thì chưa kịp thực hiện có khi đã phải sửa đổi.
Mong muốn nhất của cử tri cũng như của các đại biểu là điều hành giá điện phải tính tới xóa bỏ độc quyền. Trong sửa đổi, có bốn loại giá và hai loại phí chính và một số chi phí khác để cấu thành nên giá điện. Bộ Tài chính và Bộ Công thương phải tham mưu cho Chính phủ để cơ cấu tính giá thành điện hợp lý hơn. Giá bán điện phải được cấu thành trên cơ sở giá thực tế và chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện cũng phải sát với thực tế.
Đoàn Nguyễn Thùy Trang - Thành phố Hồ Chí Minh: Nên có cơ chế giá điện cho vùng sâu, vùng xa
Về giá và phí, tôi nhất trí với quan điểm không nên tiếp tục cơ chế bù giá giữa các nhóm khách hàng, giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt vì như vậy rất bất hợp lý, bù giá như vậy có nghĩa là ai dùng càng nhiều thì càng được bù giá nhiều.
Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, hải đảo, vùng chưa có lưới điện quốc gia, thông thường ở những nơi này chỉ xây dựng được các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu hoặc diesel nên giá thành sản xuất điện sẽ khá cao. Nên áp dụng cơ chế duyệt giá bán lẻ điện trên nguyên tắc bù đắp chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư thì tôi e rằng giá bán điện cho người dân ở khu vực này vẫn rất cao. Theo tôi người dân ở vùng khó khăn như thế cũng phải được mua điện bằng với giá các vùng khác, bởi vì thật vô lý khi họ đã khó khăn lại phải mua điện với giá cao hơn thì không biết đến khi nào sản xuất và đời sống của họ mới được khá hơn.
Tôi kiến nghị cần có cơ chế hình thành quỹ công ích để phát triển điện lực ở các vùng khó khăn, đồng thời nhà nước hỗ trợ trực tiếp tiền điện cho những người sử dụng điện ở những vùng này, nhất là các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Về các loại phí tôi thống nhất với ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ phí điều tiết điện lực vì theo quy định của dự thảo luật hoạt động điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước chứ không phải là hoạt động cung cấp dịch vụ nên không được thu phí mà phải được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Đối với hành vi trộm cắp điện và trộm cắp thiết bị điện còn có quy định chặt chẽ hơn để có thể xử lý hình sự đối với loại tội phạm này, nhất là sửa đổi quy định về cách xác định sản lượng điện bị ăn cắp để có thể đưa ra truy tố trước pháp luật./.
Theo Thúy Hà (Vietnam+)