Cán bộ Bảo tàng tỉnh đang xử lý số hiện vật vừa được phát hiện Các hiện vật được phát hiện trên nền tháp Cửu Diện với diện tích khoảng 100m2 gồm nhiều cổ vật đất nung như: gạch, ngói, đồ án hoa văn trang trí. Trong số các hiện vật trên có các viên gạch bề mặt khắc nhiều chữ Hán lớn phân bố theo chiều dọc từ trên xuống dưới với thể chân thư mà theo PGS.TS Đặng Hồng Sơn, các chữ Hán đó có nội dung ghi chép vị trí số tầng viên gạch được lắp ghép; các viên gạch đó có hình dẹt dày khoảng 0,05m, bề rộng khoảng 0,2m. Đoàn cũng phát hiện được viên gạch trang trí đầu rồng mang đặc trưng rồng thời Trần.
Chi tiết trang trí đầu rồng trên viên gạch đất nung vừa được phát hiện Đặc biệt, cổ vật quan trọng nhất trong đợt khảo sát là khuôn đúc lá đề bằng đất nung cao khoảng 0,3m, dày 0,08m, giữa lòng in hình ba ngôi tháp cao xếp thành hàng ngang, ngôi tháp ở giữa cao hơn hai tháp còn lại. Đây là cổ vật quý hiếm góp phần khẳng định các cấu kiện lắp ghép của ngôi tháp được chế tạo tại chỗ.
Khuôn đúc lá đề bằng đất nung Được biết, công trình tâm linh Phật giáo tháp Cửu Diện chín tầng cao hơn trăm thước bị đổ năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) được ghi chép trong các sách địa chí của địa phương và đã trở thành phế tích, hiện ít người biết đến.
Đợt khảo sát lần này góp phần khẳng định tháp Cửu Diện là có thật. Đây cũng là bước khởi đầu để các nhà khảo cổ học sớm có kế hoạch tổ chức tiến hành khai quật nhằm xác định quy mô, niên đại, tính chất của di tích, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc khôi phục lại ngôi bảo tháp quý giá từng có trong lịch sử trong thời gian tới. Theo Trần Phi Công/baohatinh.vn |