Học tập đạo đức HCM

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp Rối từ cơ chế

Thứ năm - 06/03/2014 23:09
Sản xuất nông nghiệp đã bước vào mùa vụ mới, song điều khiến nhiều nông dân lo ngại là chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) vẫn đang trong tình trạng "tranh sáng, tranh tối". Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa đưa ra được biện pháp tối ưu để quản lý nhóm mặt hàng này.
Vi phạm được “tiếp tay”?
Theo báo cáo tháng 2/2014 của Bộ NN&PTNT, kết quả kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư 14/2011/TT-BNPTNT cho thấy thực trạng đáng lo ngại. Số cơ sở được kiểm tra đánh giá lần đầu xếp loại C (chưa đạt) chiếm hơn 30%. Riêng tỷ lệ cơ sở nuôi trồng thủy sản xếp loại C chiếm tới 41,38%. Một số loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh như chế biến sản phẩm động vật, thủy sản, rau, củ, quả... tuy đã được chú trọng tái kiểm tra, song tỷ lệ cơ sở xếp loại C vẫn ở mức rất cao, chiếm từ 90 - 100%. Đại diện Thanh tra Bộ NN&PTNT nhận định, nhiều địa phương chưa chủ động trong thanh, kiểm tra chất lượng VTNN và lực lượng cán bộ thanh tra còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đáng nói là, một số địa phương thực hiện lấy mẫu thuốc thú y, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giống cây trồng... chưa đúng quy trình, thậm chí có địa phương làm lộ thông tin về việc lấy mẫu kiểm định chất lượng. Điều này lý giải cho nghi vấn của dư luận về tình trạng vi phạm trong lĩnh vực quản lý VTNN được "tiếp tay" là hoàn toàn có cơ sở.
Kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại huyện Ba Vì. Ảnh: Quang Thiện
Kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại huyện Ba Vì. Ảnh: Quang Thiện
  
Đại diện Cục Trồng trọt cho biết, công tác tập huấn việc sử dụng thuốc BVTV được tổ chức từ Sở NN&PTNT tới huyện, xã, song cán bộ cấp xã lại nắm rất mơ hồ. Điều đó dẫn tới một thực tế là người dân sử dụng thuốc BVTV theo kiểu "tự do sáng tạo", pha trộn nhiều loại thuốc với nhau, gây nguy cơ mất ATTP. Ngoài ra, việc xử lý vi phạm về chất lượng VTNN mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nên chưa triệt được tận gốc.
Ông Ngô Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, mọi hoạt động buôn bán, sử dụng thuốc BVTV hiện nay đều nằm ở tuyến xã. Theo quy định, trách nhiệm quản lý mặt hàng này trong phạm vi xã là của chính quyền địa phương, nhưng hiện nay đang bị bỏ ngỏ. Trách nhiệm được đặt lên vai một vài cán bộ BVTV, song lực lượng này còn quá mỏng. "Mỗi Trạm BVTV chỉ có 3 cán bộ, ngoài theo dõi tình hình sâu bệnh còn kiểm soát ATTP, thuốc BVTV thì làm sao quản hết được?" - ông Dũng băn khoăn.
Hướng dẫn chưa thống nhất
Một thực trạng đáng lo ngại và phải chấn chỉnh là địa phương chưa vào cuộc. Thế nhưng thực tế, nguyên nhân của vấn đề này lại bắt nguồn từ chính các văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, cũng như các đơn vị thuộc Bộ chưa thống nhất. Tại cuộc họp về quản lý chất lượng VTNN tổ chức mới đây, bản thân các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT cũng chưa tìm được tiếng nói chung. Đơn cử, trong khi đại diện Cục Trồng trọt cho rằng nên loại bỏ cách quản lý VTNN bằng danh mục "rối rắm" và thay bằng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, thì ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi lại cho rằng cách làm này vẫn có những ưu thế nhất định. "Văn bản hướng dẫn càng quy định chi tiết, cụ thể thì càng dễ dàng cho cơ sở thực hiện. Chẳng hạn như với hơn 10.000 loại chế phẩm thức ăn chăn nuôi như hiện nay thì việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn là việc làm vô cùng khó" - ông Dương bày tỏ.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu thẳng thắn cho rằng, không thể chỉ đổ lỗi cho địa phương chưa vào cuộc, bản thân mỗi đơn vị của Bộ với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước ra các văn bản hướng dẫn cũng phải tự nhìn nhận xem đã chỉ đạo sát tình hình hay chưa? Bộ đã yêu cầu các Tổng cục, Cục rà soát, đề xuất sửa đổi các danh mục, biểu mẫu kiểm tra VTNN theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, thời gian chậm nhất là 15/1/2014, nhưng đến nay, nhiều đơn vị vẫn chưa hoàn thành. Do đó, các đơn vị cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản để hướng dẫn địa phương thực hiện. Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng VTNN trong thời gian tới.
Thiên Tú
Nguồn: ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập580
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm571
  • Hôm nay69,389
  • Tháng hiện tại774,502
  • Tổng lượt truy cập90,837,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây