Thông tư số 121/2017/TT-BTC quy định, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện Cuộc vận động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho thực hiện Cuộc vận động ở cấp tỉnh, huyện.
Kinh phí huy động theo hình thức xã hội hóa và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật thực hiện theo nguyên tắc cấp nào vận động cấp đó quản lý.
Về mức chi, Thông tư số 121/2017/TT-BTC quy định, chi khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Chi hoạt động thông tin tuyên truyền theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Đối với chi tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, khảo sát; chi hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết thực hiện Cuộc vận động thì theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC. Chi tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng; chi hỗ trợ cán bộ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC…
Trường hợp chi đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, kinh phí đảm bảo thực hiện Cuộc vận động mức thấp nhất là 20.000.000 đồng/năm/xã. Đối với các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 582/2017/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Đối với địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/2017/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng thì mức chi thấp nhất là 25.000.000 đồng/năm/xã.
Về chi hỗ trợ đối với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động và các phong trào được phát động ở địa phương thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí dự toán đảm bảo thực hiện hỗ trợ cho khu dân cư. Cụ thể, đối với khu dân cư có quy mô dân số dưới 700 hộ dân, mức chi hỗ trợ thấp nhất là 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư. Khu dân cư có quy mô dân số cứ tăng thêm 200 hộ dân thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư.
Đối với các khu dân cư của các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 582/2017/QĐ-TTg; địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định số 131/2017/QĐ-TTg, ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 11 Điều 4 Thông tư 121/2017/TT-BTC thì được bố trí thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư.
Bên cạnh đó, Thông tư số 121/2017/TT-BTC quy định chi tiết về nội dung chi; công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí từ NSNN cấp cho việc thực hiện Cuộc vận động.
Theo PV/tapchitaichinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã