Học tập đạo đức HCM

Rau xấu, quả sâu: Mốt tiêu dùng thời nhiễm độc

Thứ tư - 04/07/2012 05:20
Hết cá đồng, rau dại... , các bà nội trợ thời nay đang để mắt nhiều đến mớ rau, cân quả xấu, cằn cỗi, thậm chí bị sâu cũng được, thay vì những bó rau xanh mướt, quả bóng mượt nhờ chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu độc hại. Hàng "ngon" ế khách
 
Hơn một tuần nay, chị Hoàng Anh, kiôs 34 chợ Mơ (Hoàng Mai, Hà Nội), ngao ngán vì rau cỏ ế hàng. Mặc dù sáng nào chị cũng phải dậy từ 3h để nhặt, chọn các loại rau rồi xếp lên sạp 5 tầng được thiết kế cao ráo, sạch đẹp. Nếu mớ rau bị dập, xấu, chị lựa bỏ phần ngoài đi để lộ bên trong nõn nà, xanh mướt. Rễ rau, lá úa cũng được nhặt sạch sẽ chỉ chờ người mua tới lựa.
 
Với vẻ mặt buồn buồn, chị chia sẻ: "Hơn 10 năm bán hàng ở đây, tôi có một lượng khách quen khá lớn. Thông thường, rau bán tới 6h chiều là hòm hòm, không phải lo lắng ế sang ngày hôm sau. Bỗng dưng gần đây, khách quen cũng bỏ mối, họ sợ rau có chất kích thích. Thời thế thay đổi, giờ rau càng xấu, quả càng sâu lại càng đắt hàng".
 
Không chỉ hàng rau, nhiều cửa hàng hoa quả lớn cũng lâm vào tình trạng tương tự dù trái cây nhìn rất ngon, bắt mắt. Cô Dung, đại lý chuyên loại hàng Sài Gòn tại chợ Long Biên, cho biết, ở chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội này, mỗi cửa hàng chuyên một loại hoa quả. Có người chuyên hàng Tàu, có người chuyên hàng Sài Gòn, có người chuyên nhập khẩu từ Úc, Canada... Thường thì không có sự nhập nhằng về đầu mối, xuất xứ hàng. Nhưng gần đây, người mua hàng mua hoa quả ở hàng chuyên xuất xứ từ Sài Gòn cứ hỏi "Có phải hàng Tàu không"? Thậm chí, họ chuyển sang chỉ chọn những quả vỏ thật dày, xấu xí, kể cả bị sâu. Hoặc có người nhiều thời gian tìm, đặt mua ở những nhà vườn quen biết. Thành thử, những trái quả căng mọng, ngon lành lại đâm ra ế. Có người còn bảo, quả đẹp quá đâm ra sợ, chỉ thờ chứ không dám ăn".
 
Thời thực phẩm bẩn tràn lan, cách chọn rau xấu, sâu... đang được xem là an toàn
Thời thực phẩm "bẩn" tràn lan, cách chọn rau xấu, sâu... đang được xem là an toàn
 
Quảng cáo thời thực phẩm thời thuốc kích thích cũng có nhiều điều khác lạ, không còn nói suông rau sạch, quả ngon nữa. Mấy người bán hàng lẻ trên chợ cóc đường Đoàn Thị Điểm (Đống Đa, Hà Nội), mỗi khi thấy khách tới mua hàng là ăn trước mặt khách luôn để chứng tỏ thực phẩm sạch. "Dưa chuột có phun thuốc không đấy", "táo có độc không đấy"... sau mỗi câu hỏi của khách, chị Vui lại cắt ngay một miếng ăn ngon lành. Chị nửa đùa nửa thật: "Mình không dám ăn thì còn ai dám ăn nữa. Cách làm của tôi ăn đứt cánh bán hàng sạp lớn vì người mua yên tâm".
 
Đi tìm rau xấu, quả sâu
 
Bỏ qua tất cả những sạp rau xanh mượt, bỏ qua những mối cung cấp hàng quen đến cả chục năm, bà Phạm Thị Lan (Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) đi về phía cuối chợ, nơi rất nhiều những người nông dân mang đồ nhà quê lên bán. Không có túi bóng để đựng đồ mà buộc bằng những bẹ chuối tạm bợ, rau hơi cằn, thậm chí rau cắt nham nhở... bà Lan vẫn rất vui nhận bó rau cất vào giỏ xe. Bà bảo không phải vì tiết kiệm mấy đồng mà chọn rau xấu. Do không có máy móc để kiểm tra chất độc trong rau, nên bà đoán rau cằn là ít thuốc kích thích, sâu ăn rau là rau an toàn... thì chọn mua. Về phải nhặt kĩ nhưng lúc ăn bà lại thấy thảnh thơi, không lo nghĩ chuyện ngộ độc thực phẩm.
 
Không có thói quen ăn tối vì sợ mập, bữa tối của chị Trần Thị Hương (Nguyễn Thị Định, Hà Nội) là sữa chua dầm hoa quả. Từ ngày thông tin táo độc, hoa quả ướp chất bảo quản "nổi sóng", chị Hương ngày nào cũng phải dành cả tiếng đồng hồ đi tìm "quả sâu" cho mình. Chị cho hay, quả gì bây giờ ăn vào cũng sợ chết, mà chị không thể bỏ thói quen ăn hoa quả buổi tối nên đành chọn quả sâu vì có thể nó ít thuốc hơn cả. Hoặc chọn táo được đóng trong bao, túi. Vỏ loại táo này sạch hơn, ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.
 
Trên thực tế, rau xấu, quả sâu cũng không phải dễ tìm khi tình trạng sử dụng thuốc thực vật tràn lan khắp nơi. Nhưng nhiều người còn có phương pháp khác để yên tâm với bữa cơm gia đình.
 
Chị Hoa (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, thay vì những thứ rau xanh hay có vị ngọt như cải thảo, dưa chuột, rau muống... thì cả nhà chuyển sang ăn bí đao và rau khoai lang. Những loại rau củ này, theo kinh nghiệm của chị, là ít bị sâu nhất, hầu như không cần dùng thuốc. Những loại củ quả vỏ dày, cứng được ưu tiên chọn trước.
 
"Mặt khác, ngày nào tôi cũng phải đi săn rau cũng những nhà tự trồng bởi không nhanh chân là hết. Thậm chí, còn phải đặt tiền trước để họ cung cấp thường xuyên", chị Hoa nói.
 
Thái Dương
 Theo Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,854
  • Tổng lượt truy cập90,933,247
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây