Học tập đạo đức HCM

Rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn

Thứ bảy - 15/09/2018 04:27
Trong quá trình quy hoạch, phát triển đô thị, có 2 vấn đề cần được quan tâm hàng đầu và phải có những giải pháp cụ thể. Đó là thiết kế lại cấu trúc của đô thị của các khu vực đã tồn tại lâu, đang bị ứ tắc và mở rộng về mặt diện tích để rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.
Đô thị với nông thôn
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết: Thiết kế lại cấu trúc đô thị tại các khu vực ứ tắc và Mở rộng về mặt diện tích để rút ngắn khoảng cách giữa đô thị - nông thôn, là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Đô thị - Nông thôn có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau và phụ thuộc vào nhau trong quá trình phát triển.
Trong suốt lịch sử phát triển, nông thôn có vai trò quyết định đến sự hình thành và tồn vong của đô thị, đô thị hình thành khi người dân các vùng nông thôn tập trung vào sinh sống để chuyển hóa thành người dân đô thị. Và khi các cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đã dẫn đến sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, kéo dài cho đến ngày nay.
Ở Việt Nam, đô thị và nông thôn có sự gắn kết, hòa đồng giữa nông thôn và thành thị, trong các thành phố lớn vẫn tồn tại những “làng đô thị hóa” trong khu vực nội đô. Khi lập quy hoạch chung các đô thị từ loại 4 trở lên, đều phải giải quyết đồng thời 2 bài toán: Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn.
Trong quá trình phát triển, các đô thị càng mở rộng về quy mô đất đai và dân số, sẽ ôm trọn các điểm dân cư nông thôn vào trong ranh giới đô thị. Quy hoạch đô thị phải đối mặt với những thách thức về mô hình gắn kết giữa đô thị và nông thôn trong những hình thái phát triển mới của đô thị như siêu đô thị, vùng đô thị, dải đô thị…
Trong khi đó, các đô thị không là một thực thể hoàn chỉnh và khép kín mà hòa nhập, đan xen với làng mạc, ruộng đồng và rừng cây vào dải đô thị. Giao thông phát triển cho phép người dân sống, làm việc ở đô thị về nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cuối tuẩn ở vùng nông thôn.
Theo PGS. TS Lương Tú Quyên - Phụ trách Khoa Quy hoạch đô thị và Nông thôn (Đại học Kiến trúc Hà Nội), khi đô thị đang phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu, an ninh lượng thực, môi trường sinh thái... thì nông thôn sẽ góp phần giải quyết vấn đề này của đô thị. Vì vậy đô thị - nông thôn cần được nghiên cứu xem xét một cách bình đẳng và thống nhất trong mối liên hệ vùng và liên vùng, từ đó có thể rút ngắn được khoảng cách phát triển giữa đô thị và nông thôn.
Phát triển đô thị vệ tinh
PGS. TS Lương Tú Quyên cho biết, trong giai đoạn đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, đô thị hóa là khâu then chốt để phát triển nông thôn, khi đô thị phát triển đất đai vùng nông thôn sẽ được tập trung vào để sản xuất, thông qua việc đẩy mạnh chuyên môn hóa, các sản phẩm nông nghiệp cũng được bảo hộ.
Để rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn ở Việt Nam hiện nay phù hợp nhất đó là phát triển các đô thị vệ tinh. Xây dựng đô thị vệ tinh nghĩa là giảm tải cho thành phố mẹ về dân số, việc làm và dịch vụ, nhưng một số điều kiện phát triển lại phụ thuộc vào thành phố mẹ.
Hà Nội ngay sau khi mở rộng địa giới hành chính đã tiến hành quy hoạch các đô thị vệ tinh, các đô thị xung quanh Hà Nội được giữ vai trò phát triển độc lập và tương tác chủ động với thành phố mẹ, để có thể liên kết thành các chùm đô thị hỗ trợ lẫn nhau theo mô hình mới. Khi Hà Nội đã phát triển hoàn chỉnh sẽ chọn cho mình các vệ tinh thân cận để hỗ trợ lẫn nhau.
Đối với Thủ đô Hà Nội, để đảm bảo hài hòa trong quá trình phát triển giữa đô thị với nông thôn, ngoài việc xây dựng các TP vệ tinh, cũng có thể xây dựng mô hình “đô thị tuyến tính”. Các trục đô thị nằm song song với các tuyến giao thông, đi vào các vùng nông thôn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, lấy những di tích danh thắng nổi tiếng của khu vực đó trở thành điểm hấp dẫn du khách và người dân khi đặt chân đến “thành phố mới”.
Việc áp dụng mô hình đô thị tuyến tính vào một vùng nông thôn, ngoài mục đích mở rộng, hoặc giải toả một đô thị, còn có một mục đích rút ngắn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, bằng cách đưa đô thị về nông thôn, mở rộng không gian đô thị, để cho hai môi trường đô thị và nông thôn dễ thâm nhập vào với nhau. Với một mục đích chung, là: hiện đại hoá nông thôn, đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế và của đời sống người dân đô thị và nông thôn.
Nguồn: kinhtedothi.vn
 Tags: đô thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại908,087
  • Tổng lượt truy cập90,971,480
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây