Học tập đạo đức HCM

SỐC: "Giá hành củ lên cao có thể khiến một chính phủ phải bước xuống"

Thứ sáu - 05/09/2014 21:20
Ở Ấn Độ, giá hành củ lên hoặc xuống có thể gây ra bất ổn, thậm chí buộc một chính phủ phải từ chức. Báo New York Times lúc đó đã nhận định: “Giá hành củ lên cao có thể khiến một chính phủ phải bước xuống”.

Ấn Độ là một trong những nước trồng nhiều hành nhất thế giới

Vào một buổi sáng cuối tuần, Manoj Kumar Jain vừa lội qua đống hành củ cao như núi trong một bãi đậu xe ở thị trấn Lasalgaon, phía tây Ấn Độ, vừa trả lời điện thoại của khách hàng.

“Các ông muốn đặt hàng loại hành củ to, tím nhạt xuất sang Nga hả? Tôi sẽ gửi mẫu ngay cho các ông”, ông nói qua điện thoại với một nhà xuất khẩu. Phía sau ông là một số nông dân trồng hành trong vùng, cũng đang hóng chuyện từ nhà đầu nậu có tiếng trong vùng.

“Công nghệ giúp việc buôn bán dễ dàng hơn”, ông Jain nheo mắt. Lasalgaon là thị trường hành củ lớn nhất châu Á, nằm ở bang Maharashtra. Bang này có sản lượng hành chiếm 1/3 trong tổng số 16 triệu tấn hành củ Ấn Độ SX hằng năm.

Ông Jain là một trong số 200 nhà buôn được cấp phép trong khu vực. Các nhà buôn này thu mua hành từ 1.700 nông dân, những người cứ 5 hay 6 ngày lại vận chuyển hành củ bằng máy kéo đến 13 khu bán đấu giá của vùng.

Loại rau củ quan trọng

Hành củ là thứ rau quan trọng ở Ấn Độ. Nó là thực phẩm thiết yếu trong thực đơn của rất nhiều người Ấn, giàu hay nghèo. Rất ít gia đình người Ấn Độ không tích trữ thứ củ có vị hăng hăng này trong bếp.

Người ta hoặc nghiền nhừ, áp chảo, hoặc thái lát trang trí, hoặc ăn sống theo kiểu salad, nhúng hoặc rán dòn.

“Nhu cầu hành củ hoàn toàn không thay đổi. Bạn không thể thay thế nó với bất cứ loại rau củ nào khác”, nhà kinh tế nông nghiệp Ashok Gulati, người đứng đầu Ủy ban Chi phí và Giá cả Nông nghiệp của Ấn Độ, nói với phóng viên BBC. “Có thể nói rằng người dân Ấn Độ không thể sống thiếu hành”.

Dư thừa nguồn cung có thể khiến giá hạ, ảnh hưởng đến hàng chục ngàn nông dân. Maharashtra, Gujarat và Karnataka, ba bang SX nhiều hành nhất (60% sản lượng) và giao dịch ¾ số hành củ của Ấn Độ, đặc biệt nhạy cảm với chuyện lên xuống của giá hành củ.

Trái lại, thiếu nguồn cung có thể khiến giá hành tăng vọt. Điều này có thể gây ra giận dữ từ người tiêu dùng, thậm chí dẫn đến những cuộc biểu tình có thể buộc một chính phủ phải ra đi.

Năm 2010, chính phủ chiếm đa số ghế ở quốc hội đã buộc phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu và đồng thời nhập khẩu hành củ để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối giá hành củ tăng. Báo New York Times lúc đó đã nhận định: “Giá hành củ lên cao có thể khiến một chính phủ phải bước xuống”.

Năm ngoài, giá hành củ bán sỉ tăng 270% sau những đợt mưa kéo dài phá hoại mùa màng. Giá thực phẩm đắt đỏ đánh mạnh nhất vào người nghèo bởi họ chi tới 60% thu nhập cho cái ăn.

“Thị trường hành củ rất đỏng đảnh. Chẳng biết lúc nào giá lên, giá xuống. Chúng tôi không thể tích trữ số lượng lớn trong thời gian dài bởi hành củ rất dễ hỏng, thêm nữa, việc mua bán đều diễn ra trên thị trường “chợ giời”, sớm nắng chiều mưa”, ông Jain nói.

Việc mua bán hành củ còn cho thấy nhiều yếu kém của nền kinh tế trị giá hàng ngàn tỷ USD của Ấn Độ, lớn thứ ba châu Á, đang phải vật lộn với nạn lạm phát và tăng trưởng thấp. Nó cũng cho thấy nền kinh tế nông nghiệp của nước này phụ thuộc rất nhiều vào sự đỏng đảnh của thời tiết.

Một cơn mưa trái mùa có thể hủy hoại mùa màng, giảm nguồn cung và khiến giá tăng. Một đợt hạn hán có thể dẫn tới thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, lạm phát tăng. Tuy nhiên, trong khi người tiêu dùng và nông dân thua thiệt, đầu nậu và người bán lẻ lại được lợi.

Việc mua bán hành củ là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy hệ thống mua bán phức tạp và lộn xộn dẫn đến tình trạng thị trường bị lũng đoạn bởi vài đầu nậu lớn bắt tay áp đặt giá cả khiến củ hành khi đến tay người tiêu dùng đã bị đội giá lên nhiều lần.

Tuần này, tại những buổi bán đấu giá ở Lasalgaon, nguồn cung dồi dào và ông Jain thu mua hành củ từ nông dân với giá từ 8-9,5 rupee/kg (khoảng 3.000 VND).

Cách đó khoảng 233km là thành phố Mumbai, hành củ được bán với giá ít nhất là gấp 3 lần.

“Từng có những đợt thiếu nguồn cung đột xuất và giá hành củ tăng 400-500% lần khi tới tay những cửa hàng bán lẻ. Đầu nậu thoải mái tăng giá”, nhà kinh tế Ashok Gulati nói.

Đảm bảo hành củ tới được các chợ cũng là một thách thức. Vấn đề giao thông vận tải ở Ấn Độ là một trong những yếu kém, thách thức chính đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước này.

Hôm nay, ông Jian phải điện thoại khắp nơi để gọi xe tải chở hành tới cho khách hàng tận thành phố miền đông Calcutta, cách Lasalgaon 1.750 km.

Mỗi ngày có 165 xe tải chuyên chở hành tới Calcutta nhưng vậy chưa đủ, theo lời ông Jain. Xe lửa không phải là một lựa chọn tốt. Mặc dù có bốn tuyến xe lửa những số khoang chở hàng không đủ để chuyên chở hành củ đến vùng bắc và đông Ấn.

Không có đủ xe tải và tàu hỏa cũng không đủ khoang hàng để chở hành. Đã thế, chúng tôi không thể tích trữ hành củ lâu được vì rất nhanh hỏng”, ông Jain nói. Thêm nữa, hành củ tích trữ một thời gian sẽ bị teo đi nhanh chóng vì mất nước

Cơn cuồng hành củ

Một báo cáo gần đây, do viện Công nghệ cơ khí có trụ sở tại Anh thực hiện, nói hằng năm, 40% rau quả của Ấn Độ bị hỏng trong hành trình từ nhà SX đến người tiêu dùng do thiếu công nghệ bảo quản lạnh.

Hiện số rau quả qua chế biến ở Ấn Độ mới chỉ đạt 5%, trong đó có 150.000 tấn hành củ.

 

Nhà buôn Manoj Kumar Jain nói ông không thể hiểu được cơn cuồng hành củ của người Ấn

Tại chỗ bán đấu giá, ông Jain nói ông không thể hiểu được cơn cuồng hành củ của người Ấn Độ.

“Đó không phải là thứ cứu được mạng sống con người”, ông nói. “Vì sao người ta phát cuồng lên vì hành củ nhỉ? Hãy xem tôi đây, tôi có ăn hành đâu”.

Tuy nhiên, ông Jain nằm trong số 5 triệu người thuộc cộng đồng Jain ở Ấn Độ, dù ăn chay nhưng không đụng đến hành và tỏi.

Cho dù vậy, hai thế hệ nhà buôn hành Manoj Kumar Jain đã giàu lên nhờ buôn hành củ và công việc này sẽ còn kéo dài.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập457
  • Hôm nay62,957
  • Tháng hiện tại768,070
  • Tổng lượt truy cập90,831,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây