Một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng đăng trên chuyên san PLoS ONE mới đây cho biết, số lượng cụ thể các bước chân mà chúng ta đi mỗi ngày có thể “tặng” thêm số ngày mà chúng ta sống trên cuộc đời này.
Theo đó, bạn chịu khó đi ít nhất 3.000 bước mỗi ngày, hoặc “ngon lành” thì đi cỡ 10.000 bước, sẽ là cách tuyệt vời giúp giảm nguy cơ tử vong đến 46%.
Nghiên cứu này dựa vào việc đếm bước chân của 3.000 người thuộc lứa tuổi trung niên ở Australia (vốn là những người ít vận động trước đó) trong thời gian 5 năm.
Các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật, mỗi người nên cố gắng đi 10.000 bước một ngày - Ảnh: Shutterstock. |
Những người tham gia nghiên cứu được đếm bước chân vào ngày đầu tiên khi họ đi và việc theo dõi này được tiến hành liên tục trong 5 năm tiếp theo. Sau khi thu thập các dữ liệu, Giáo sư Terry Dwyer, tác giả chính của nghiên cứu, phát hiện ra điều vô cùng thú vị là sau 5 năm, chỉ số thể trọng của những người này không chỉ giảm xuống mà độ nhạy của hoóc môn insulin - đóng vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu - cũng cải thiện đáng kể (10%).
Không chỉ vậy, Giáo sư Terry Dwyer còn ngạc nhiên khi nhận thấy, nếu một người lười vận động, nhưng cố gắng đi được 3.000 bước trong một ngày, và thực hiện khoảng 5 ngày trong tuần, có thể giảm được 12% nguy cơ tử vong.
Tại sao lại là 10.000 bước ?
Mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày, đầu tiên đến từ các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản trong những năm 1960. Tiến sĩ Yoshiro Hating và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện những người trung bình đi từ 3.500 - 5.000 bước mỗi ngày, và nếu tăng lên 10.000 bước là cách tốt nhất giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Tiến sĩ Hatano nhận thấy, đi được 10.000 bước có thể đốt cháy khoảng 20% lượng calo.
Vì lẽ đó ngày nay, các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật, mỗi người nên cố gắng đi 10.000 bước một ngày.
Việc đếm bước chân di chuyển sẽ không quá khó bởi bạn có thể nhờ vào các thiết bị điện tử có chức năng này./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã