Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Chú trọng đến thu nhập của nông dân

Thứ hai - 10/06/2013 05:40
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa trình Chính phủ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.Theo Đề án, sẽ gia tăng nguồn vốn, công nghệ cho ngành nông nghiệp để tăng giá trị sản xuất theo hướng tạo thu nhập bền vững cho người dân.
 
ẢnhT.L
 
Tập trung vào 5 giải pháp căn cơ
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đưa ra 5 nhóm giải pháp lớn: Nâng cao chất lượng quy hoạch gắn với giám sát nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; Khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; Cải cách thể chế trong đó chú trọng tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao năng lực cho kinh tế hợp tác; Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách trong nông nghiệp liên quan đất đai, thương mại… tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp.
Chú trọng lượng, quên chất
 
Nói về lý do tại sao phải cấp thiết tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, mặc dù trong hơn 10 năm qua, nông nghiệp luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, trung bình hàng năm tăng 5,4% về giá trị nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, chiếm 24,5% GDP nhưng năm 2012 chỉ còn 21,6%. Giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng như lúa gạo, thủy sản, cà phê, đồ gỗ… tăng qua các năm, nhưng năng suất, thu nhập của nông dân lại giảm qua từng thời kỳ. Vì vậy, ngành nông nghiệp đang đối mặt với tăng trưởng chậm và bắt đầu thể hiện sự lạc hậu, manh mún. 
 
Có một nghịch lý ai cũng dễ dàng nhận ra đó là dù Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản mạnh, nhưng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội, cản trở nông sản Việt thâm nhập thị trường thế giới. Tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị từ chối và bị liệt vào danh sách phải kiểm soát chặt chẽ tại các nước nhập khẩu khá cao. Điều đáng nói dù sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng đời sống của đại bộ phận nông dân vẫn chẳng tăng lên là bao. Nông dân vẫn phải chịu cảnh được mùa rớt giá, bị thương lái ép giá. Kết quả của công sức cả năm trên đồng ruộng vẫn chỉ là lấy công làm lãi.
 
Nguyên nhân của những tụt hậu kể trên, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát là do những năm qua, chúng ta quá chú trọng vào số lượng hơn chất lượng. Trong khi đó, vốn đầu tư của xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 13,8% năm 2000 còn 6% vào năm 2012. Đặc biệt, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 8% năm 2001 còn chưa đầy 1% trong năm 2012...Điều này đã đẩy ngành nông nghiệp đến chỗ khó càng thêm khó.
 
 
ẢnhHoàng Long
 
Chủ động nhập cuộc
 
Nhận định về tam nông trong giai đoạn hiện nay TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là bệ đỡ cứu cánh cho nền kinh tế. Tuy nhiên cái mà nông dân được hưởng, nông nghiệp được đầu tư thì chưa tương xứng với mức độ đóng góp của người nông dân, cũng như những thành tích mà nông nghiệp đem lại. Không thể không tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển theo chiều sâu để đảm bảo tính bền vững, nâng cao đời sống cho đại bộ phận nông dân. Ông Đặng Kim Sơn lưu ý Đề án tái cơ cấu Bộ NN&PTNT trình Chính phủ phải gợi ý cho chính quyền địa phương có những ưu tiên đặc biệt cho ngành nông nghiệp như, ưu tiên đầu tư theo chiều sâu, các ngành hàng chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao; hạn chế, rà soát đầu tư vào các ngành bóc lột tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường...để kết quả cuối cùng là nâng cao giá trị của sản phẩm từ nông nghiệp.
 
Bộ NN&PTNT cho biết, tới đây, ngành nông nghiệp sẽ triển khai ngay một số biện pháp cấp thiết, cụ thể như: Cơ cấu lại ngành sản xuất lúa gạo theo hướng giảm diện tích trồng lúa vùng khô hạn (khoảng 200.000ha) để trồng ngô, đỗ tương... Thay đổi quan niệm về chính sách bảo vệ đất lúa (đất này không chỉ để trồng lúa mà hoàn toàn có thể trồng ngô, khoai, đỗ tương, rau, cây ăn quả... tuỳ theo diễn biến thị trường, miễn là không làm giảm năng lực sản xuất). Trong chăn nuôi, tập trung giảm giá thành, tránh lỗ. Với thuỷ sản, sẽ lựa chọn, đề xuất vùng ưu tiên phát triển và giải pháp, chiến lược triển khai. Sẽ khuyến khích trồng rừng kinh tế, lấy gỗ lớn để chế biến tiêu dùng trong nước...Đích đến cuối cùng của việc tái cơ cấu lại toàn bộ ngành nông nghiệp là nâng cao giá trị sản phẩm tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.
 
Khẳng định Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ tạo cơ chế, chính sách mới để tạo đà cho ngành nông nghiệp phát triển Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp không phải đưa ra kế hoạch làm ra bao nhiêu tấn lúa, tấn cá... , mà là tạo một hệ thống, khuôn khổ có thể phản ứng năng động trước những biến động, thách thức của thị trường; tức là tạo ra một guồng máy để làm ra những sản phẩm ấy, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Ông dẫn chứng: "Năng suất lao động của nông dân Việt Nam thấp hơn cả Lào và Campuchia, khả năng huy động quỹ đất đã đến ngưỡng khi đất nông nghiệp đang san sẻ bớt cho công nghiệp, dịch vụ, chất lượng đất cũng sụt giảm do sử dụng quá đà phân bón, thuốc trừ sâu... vì vậy không thể chần chừ trong việc tái cơ cấu lại toàn bộ ngành nông nghiệp”. Ông Cao Đức Phát hy vọng Đề án sớm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua để tạo đà cho nông nghiệp phát triển bền vững.
 
Nguyên Khánh
Theo Báo Đại đoàn kết
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,372
  • Tổng lượt truy cập90,875,765
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây