PV: 20 tháng trước khi nhận trọng trách làm người đứng đầu Bộ Xây dựng Bộ trưởng có nói sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ. Thứ nhất là rà soát hệ thống văn bản pháp luật, nhiệm vụ thứ hai là tập trung quản lý phát triển đô thị và nhiệm vụ thứ 3 là làm sao đáp ứng được tốt nhu cầu về nhà ở cho mọi đối tượng người dân. Vậy đến nay 3 việc lớn đó đã được thực hiện đến đâu thưa Bộ trưởng ?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Đây là 3 nhiệm vụ chính mà Bộ Xây dựng với tư cách cơ quan của Chính phủ được Quốc hội và Chính phủ giao cho thực hiện các nhiệm vụ này. Đây cũng là 3 nhiệm vụ cốt lõi của Bộ Xây dựng.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng |
Trước hết là về quản lý đầu tư xây dựng, trong những năm vừa qua công tác này đã đạt được những thành quả hết sức tích cực. Tuy nhiên tình trạng thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình không đảm bảo….vẫn còn tồn tại, gây nhiều bức xúc, cần tiếp tục tập trung để tháo gỡ. Chính vì vậy trong năm 2012, Bộ đã tập trung để đổi mới về tư duy cũng như các quan điểm xây dựng thể chế, trong đó đặc biệt là các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề đầu tư xây dựng. Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 là Nghị định mới về quản lý chất lượng công trình đã được Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP năm 2004. Theo đó, yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung để thẩm tra chất lượng các đồ án thiết kế kỹ thuật. Còn đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải thẩm tra cả chi phí xây dựng, thay vì trước đây chúng ta chỉ giao cho chủ đầu tư làm nhiệm vụ này. Trước đây vai trò quản lý của nhà nước rất mờ nhạt, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa có cơ chế để vào cuộc thực hiện tiền kiểm, chủ yếu vẫn là kiểm tra những giai đoạn sau khi sự việc đã rồi, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. Nghị định về quản lý chất lượng sẽ làm thay đổi một cách căn bản, giúp quá trình quản lý đầu tư chặt chẽ, tăng cường vai trò của nhà nước, tránh thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.
Nội dung thứ hai là về quản lý phát triển đô thị: Đô thị Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh cùng với quá trình công nghiệp hóa, thay đổi cả về quy mô và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhà ở cũng như điều kiện sống của người dân. Đô thị ngày càng khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và cả nước. Tuy nhiên đô thị Việt Nam trong quá trình phát triển thời gian qua cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tình trạng phát triển thiếu quy hoạch, kế hoạch, tự phát không dựa trên tiềm lực đô thị, dẫn đến việc phát triển thiếu bền vững. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Xây dựng đã soạn thảo và được Chính phủ ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị. Theo Nghị định này, chúng ta sẽ kiểm soát quá trình phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và kế hoạch, khắc phục tình trạng phát triển tự phát dẫn đến dư thừa đô thị, lệch pha cung cầu về các sản phẩm bất động sản, dẫn đến thị trường đóng băng trong thời gian qua.
Về nhiệm vụ thứ ba, Bộ Xây dựng đã tập trung để cụ thể hóa Chiến lược nhà ở quốc gia. Chiến lược nhà ở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2011, đây cũng là bước đột phá trong tư duy về phát triển nhà ở. Thay vì một thời gian dài chúng ta chủ yếu phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường thì Chiến lược khẳng định một mặt phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường để thỏa mãn nhu cầu của người có khả năng thanh toán theo thị trường nhưng đồng thời tập trung phát triển nhà ở xã hội (loại nhà ở thị trường phi hàng hóa) để cải thiện nhà ở cho người dân thu nhập thấp ở cả đô thị và nông thôn gồm 8 nhóm đối tượng cần có sự quan tâm của nhà nước đã được xác định trong Chiến lược. Năm 2012 là năm cụ thể hóa Chiến lược này bằng các Nghị định, cụ thể như Nghị định nhà ở tái định cư, Nghị định về cải tạo sửa chữa chung cư và đặc biệt là Nghị định phát triển nhà ở xã hội sắp được Chính phủ ban hành. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để huy động các nguồn lực của nhà nước, người dân, doanh nghiệp và xã hội tham gia phát triển nhà ở, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở cho người nghèo.
PV: Theo Nghị định 11 về quản lý đầu tư phát triển đô thị thì vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đô thị phát triển theo quy hoạch và kế hoạch sẽ được xác lập như thế nào ?
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Để thực hiện các dự án đô thị điều đầu tiên yêu cầu là phải có quy hoạch chung để từ đó lập đủ các quy hoạch phân khu với tỉ lệ tùy theo quy mô mỗi đô thị, mỗi khu vực cụ thể. Tiếp theo đó, phải thành lập khu vực phát triển đô thị; trong mỗi khu vực sẽ có Ban Quản lý để xây dựng kế hoạch và điều tiết quá trình phát triển cho từng khu vực. Nhưng điều quan trọng hơn là phải cân đối được nguồn lực phát triển và mức tăng trưởng dân số tránh sự chênh lệch cung – cầu ngay tại từng khu vực. Có thể khẳng định, Nghị định 11 đã xác định rõ việc kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Với Nghị định này, đây là lần đầu tiên chúng ta có cách tiếp cận mang tính khoa học trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cũng như từ thực tiễn phát triển của đô thị Việt Nam.
PV: Chiến lược nhà ở được Bộ triển khai trong năm 2012 đã được sự ủng hộ và đồng thuận rất lớn của doanh nghiệp và người dân, nhưng để hiện thực hóa chiến lược này sẽ còn chặng đường dài với đầy khó khăn phía trước. Năm 2013 tới liệu đã có thể đủ để chiến lược này bắt đầu bén rễ vào thị trường và lấy lại lòng tin của người dân vào thị trường BĐS đã đóng băng trong suốt thời gian dài vừa qua, thưa Bộ trưởng ?
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã