Học tập đạo đức HCM

"Tháo chốt” cho tín dụng giá rẻ

Thứ hai - 06/05/2013 03:12
Quyết định hạ lãi suất huy động ngắn hạn của Vietcombank xuống mức 6%/năm (thấp hơn 1,5% trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước) cho thấy tín hiệu điều chỉnh mạnh mẽ của các ngân hàng trong huy động nguồn vốn dài hạn để đưa tín dụng giá rẻ hơn đến doanh nghiệp.
Cụ thể, theo biểu niêm yết vừa điều chỉnh của Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB), trần lãi suất huy động VND kỳ hạn 1 tháng là 6%/năm; 2 tháng là 6,5%/năm và 3 tháng là 6,8%/năm. Tại các kỳ hạn 6-9 tháng, trần lãi suất huy động áp dụng là 7%/năm, giảm 0,5%/năm so với lần điều chỉnh  trước đó.

 

So sánh với biểu lãi suất của các ngân hàng khác, mức lãi suất huy động tại VCB hiện thấp nhất khi đa số các ngân hàng huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng ở kịch trần 7,5%/năm và trên 12 tháng dao động quanh mức 10%/năm.

Lãi suất cho vay cũng được VCB tiếp tục giảm mạnh, theo đó lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường hiện chỉ còn khoảng 10,5%/năm, đặc biệt lãi suất cho vay trung, dài hạn đối với các doanh nghiệp thấp nhất cũng chỉ còn khoảng 11,6%/năm. Hiện VCB đang áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn với hạn mức lên tới 30.000 tỷ đồng, 700 triệu USD với lãi suất cho vay thấp nhất là 7,5%/năm và 2%/năm.

Thông tin từ VCB cho biết mặc dù lãi suất huy động trong thời gian qua liên tục giảm, nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng này vẫn tăng trưởng khá, thanh khoản ổn định, trong khi đó tín dụng vẫn hết sức trì trệ. Do vậy, việc tiếp tục giảm lãi suất huy động là phù hợp với tình hình thanh khoản của ngân hàng cũng như tình hình thị trường nhằm tiếp tục tạo cơ sở hạ lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Không lo thiếu vốn

Theo Tổng Giám đốc VCB Nguyễn Phước Thanh, một trong mục tiêu của quyết định hạ lãi suất huy động xuống 6%/năm với các kỳ hạn từ 1-3 tháng là nhằm mục đích khuyến khích người dân và doanh nghiệp gửi tiền vào các kỳ hạn dài hơn, tạo điều kiện ổn định nguồn vốn cũng như tiền đề để thực thi các chính sách tín dụng dài hơi hơn.

Trên thực tế, dù lãi suất được dự báo giảm và các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy vẫn còn dư địa để lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới nhưng nguồn tiền nhàn rỗi vẫn tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng… hiện rất bấp bênh và tiềm ẩn rủi ro cao.

 

Hiện tại, việc “bồi dưỡng” sức khoẻ  của doanh nghiệp là tất yếu và mang ý nghĩa sống còn để vực dậy nền kinh tế,việc giảm lãi suất huy động để làm tiền đề giảm lãi suất cho vay là cần thiết để khơi thông dòng vốn.

Khó khăn lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là doanh số giải ngân cũng như chất lượng tín dụng quá thấp. Không phải ngân hàng không muốn cho vay mà do rủi ro quá lớn khi chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay quá thấp. Để cải thiện vấn đề này, mấu chốt là giảm lãi suất huy động.

 

Hạ lãi suất huy động sẽ vừa kích thích các thành phần kinh tế và người dân tiêu dùng nhiều hơn, qua đó giải quyết vấn đề hàng tồn kho, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp; đồng thời trực tiếp góp phần giảm chi phí huy động, tạo tiền đề để ngân hàng giảm lãi suất cho vay, khơi thông nguồn vốn từ ngân hàng đến doanh nghiệp, ông Thanh chia sẻ.

Lãnh đạo một ngân hàng lớn cho biết việc giảm suất huy động ở thời điểm hiện tại sẽ giúp dòng tín dụng sẽ đưa ra được nhiều hơn, giúp nền kinh tế nói chung, cộng đồng doanh nghiệp nói riêng khởi sắc hơn, dẫn đến các hoạt động dịch vụ của ngân hàng phát triển tốt hơn, từ đó bù đắp ngược lại cho hoạt động tín dụng.

Phương Nguyên
chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Hôm nay67,737
  • Tháng hiện tại772,850
  • Tổng lượt truy cập90,836,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây