Ông Ousmane Dione- giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: VTC)
Một điều quan trọng khác mà ông Dione nhấn mạnh đó chính là sự chuyển hướng từ sản lượng sang chất lượng do chất lượng cao sẽ mang lại giá trị cao hơn, giúp nông sản Việt gia nhập vào thị trường khó tính. Chẳng hạn như gạo xuất khẩu của chúng ta cũng đã chạm đến các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Australia...và Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển hơn nữa.
Vị đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết WB đang rất tích cực trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp thông minh cũng như hoạt động kinh doanh.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam chuyên đề phát triển nông nghiệp bền vững tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới và tham gia hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và tích cực tham thị trường thế giới với khối lượng và giá trị tăng nhanh. Nhiều nông sản có vị thế cao trên thị trường thế giới như điều, hạt tiêu đứng thứ nhất; gạo cà phê đứng thứ 2; cao su đứng thứ 4.
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ảnh: VTC)
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt. Hội nhập sâu rộng ngoài việc đem lại lợi ích cho xuất khẩu nhưng đồng thời cũng tạo áp lực đối với sản xuất và cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Thu hút của đầu tư của các ngành còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế nhanh kết hợp gia tăng về dân số gây ra những áp lực lớn về tài nguyên và môi trường.
Thứ trưởng nhận định một nền nông nghiệp bền vững phải thỏa mãn yêu cầu của thế hệ ngày nay đồng thời gìn giữ tài nguyên cho thế hệ mai sau. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện.
Thứ trưởng nhấn mạnh, cơ hội đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới rất rộng mở. Cụ thể, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tham gia hiệp định thương mại tự do sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phát huy cao hơn lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt trong sản xuất nông lâm thủy sản, tập trung nhiều vào các mặt hàng Việt Nam có lợi thế. Cơ chế, chính sách ngày càng được bổ sung, hòan thiện từ đó tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp phát triển nền nông nghiệp xanh trong khi nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm sạch đang là xu thế trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ trưởng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp APEC đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới và cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và vì sự thành công của doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường và chấp nhận cạnh tranh, thực hiện tăng cường quản lý nông nghiệp.
Theo Đức Quỳnh/ndh.vn