Học tập đạo đức HCM

Thuần hóa vịt trời

Chủ nhật - 25/08/2013 20:57
Hồ Cây Đa, huyện Lục Nam (Bắc Giang) rộng mênh mông. Vào mùa đông có đàn vịt trời thi thoảng “ghé chân”; thoáng có bóng người là chúng bay vút lên cao. Vậy mà anh Tô Quang Dần, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú đã thuần hoá, nhân giống thành công giống vịt trời.

BIẾN VỊT TRỜI THÀNH VỊT NHÀ

Những năm tháng chăn trâu ven hồ Cây Đa, cậu bé Dần ở tuổi lên 9, lên 10 đôi khi nhìn thấy từ xa mấy con vịt trời bơi lội. Nhưng hễ Dần và đám bạn vui sướng hò hét “vịt trời kìa” là lập tức chúng biến mất. Bởi thế mà cậu bé luôn thắc mắc, tò mò: Không biết chúng sống ở đâu mà thoắt ẩn, thoắt hiện? Có phải sau mỗi lần đi kiếm ăn, vịt trời lại bay lên 9 tầng mây hay không?

Rồi một ngày mùa đông cách đây hơn ba năm, ở tuổi gần 40, anh Tô Quang Dần đang chèo thuyền đánh cá trên hồ Cây Đa thì thấy một đôi vịt trời mắc vào lưới. Lần đầu tiên nhìn rõ loài vật này, anh mỉm cười nhớ về những câu hỏi ngây ngô từ thời thơ ấu. Mang đôi vịt về nhà, anh quyết định thử nuôi trong một chuồng gỗ xinh xinh, xung quanh có tấm lưới rộng.

Ngày ngày, anh dành nhiều thời gian quanh quẩn bên đôi vịt, kiên trì cho ăn đều đặn, đúng giờ. Ban đầu, chúng sợ sệt, đập cánh bay rầm rập thế nhưng vài ngày sau thì quen dần. Mỗi khi thấy anh nhẹ nhàng đưa thóc, cá, tôm vào máng, đôi vịt ríu rít đến gần.

Sau 2 tháng nuôi nhốt, anh mở lưới cho vịt ra ngoài, dọn sẵn một bãi đậu nho nhỏ ven hồ và đặt máng thức ăn. “Trước khi thả vịt, tôi băn khoăn lắm, chỉ sợ chúng bay đi mất. Nhưng không lẽ cứ nuôi nhốt mãi?

Tính đi tính lại, tôi quyết định cho vịt trời về gần với môi trường tự nhiên của nó. Cả ngày nóng lòng mong đến chiều tối, cuối cùng đôi vịt cũng trở về đậu trên máng thức ăn. Đến lúc ấy tôi mới thở phào nhẹ nhõm bởi đã thuần hoá thành công”. Anh Dần chia sẻ.

Những ngày sau đó, anh không còn phải bận tâm nhiều, dù đi kiếm ăn xa bờ 200 - 300 m nhưng đến chiều tối là chúng về chuồng, sáng ra lại cùng nhau xuống hồ.

MƯỢN GÀ ẤP TRỨNG VỊT TRỜI

Sau gần 7 tháng được chăm sóc chu đáo, vịt trời đẻ quả trứng đầu tiên. Cầm quả trứng nhỏ bé, nóng ấm trên tay, anh Dần có cảm giác hồi hộp, hạnh phúc như mình vừa nhặt được một viên kim cương. Đợi vài ngày sau, khi có một ổ trứng kha khá, anh đưa cho gà ấp. Quãng thời gian chờ đợi kết quả ấp trứng tưởng như dài vô tận.

Đến ngày nhìn thấy những chú vịt non ngơ ngác chui ra khỏi vỏ trứng, anh Dần hiểu rằng “ông trời” đã cho mình một cơ may.

Dành hết tâm sức nuôi dưỡng đàn vịt, chăm chú ghi chép, tích lũy kinh nghiệm, anh quên hết những công việc khác. Ở ven hồ Cây Đa, nơi có môi trường trong lành, đàn vịt lớn nhanh, ít dịch bệnh.

Qua thăm dò thị trường, anh Dần quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi. Khi số lượng trứng tăng lên, đàn gà mái của gia đình không thể ấp kịp, anh đã đưa trứng vịt trời đến những lò ấp công nghệ hiện đại.

Năm 2012, anh đầu tư 80 triệu đồng xây hai dãy chuồng nuôi vịt ven hồ, xung quanh quây lưới mắt cáo, nền chuồng láng xi măng, có nơi cho vịt tắm. Đầu năm 2013, gia đình xuất chuồng lứa đầu với 500 con, giá hơn 200.000 đ/con trọng lượng từ 0,8 - 1,2 kg/con. Nuôi vịt trời từ khi mới nở đến lúc xuất chuồng mất 4 - 5 tháng, trừ chi phí lãi hơn 100.000 đồng/con.

Hiện nay, trong chuồng còn gần 2.000 vịt bố mẹ và thương phẩm. Thịt vịt trời thơm ngon, xương nhỏ nên bán rất chạy. Dù chăn nuôi ở nơi heo hút, song anh Dần chưa khi nào phải mang hàng ra chợ bán, vịt sắp xuất chuồng đã có người đến đặt tiền thu mua.

Với sự tâm huyết, say mê, anh Tô Quang Dần đã trở thành người đi đầu, khởi xướng một nghề mới. Thích thú với mô hình này, một số đoàn khách cách xa hàng trăm km đã đến “mục sở thị” loài vật tưởng như đã vắng bóng tại nhiều miền quê trong cả nước.

 

“Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên việc chọn vịt trời làm giống rất khó khăn. Phải mất mấy tháng dày công quan sát tỉ mỉ tôi mới biết vịt có trọng lượng lớn, màu lông, màu da chân không thay đổi từ nhỏ đến lúc trưởng thành là con đực, con cái thì ngược lại khi thì lông màu đen, khi lại màu xanh đen...

Nắm rõ được đặc điểm này, tôi chọn ra những con có nhiều ưu điểm nhất để nuôi thành vịt bố mẹ. Vịt trời ít khi bị bệnh song đề phòng rủi ro, định kỳ tôi vẫn tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, dịch tả, tụ huyết trùng” (anh Tô Quang Dần).
 

Theo NNVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay20,660
  • Tháng hiện tại251,364
  • Tổng lượt truy cập92,629,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây