Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi

Thứ hai - 09/10/2017 18:48
An Giang là tỉnh nông nghiệp ở đầu nguồn sông Cửu Long có hơn 70% số nông dân xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh hiệu quả, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn tại thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang). Ảnh: XUÂN LỘC

 

 

Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh An Giang từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh có hơn 600 nghìn lượt nông dân đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi. Ðã có gần 408 nghìn lượt cá nhân và 783 tập thể được công nhận đạt Danh hiệu nông dân giỏi bốn cấp, trong đó cấp xã có gần 250 nghìn lượt, cấp huyện hơn 97 nghìn lượt, cấp tỉnh có gần 60 nghìn lượt và cấp T.Ư có gần 1.100 lượt nông dân giỏi.

Thông qua phong trào đã giúp nhà nông ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển dịch hơn 23 nghìn ha sản xuất lúa làm vườn rau màu, cây ăn trái và chăn nuôi, góp phần giảm dần việc sản xuất độc canh cây lúa, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Mô hình trang trại nhân giống lúa kết hợp nuôi bò sinh sản và trồng cây chuối cấy mô công nghệ của nông dân Nguyễn Lợi Ðức (huyện Tri Tôn) đã mang lại doanh thu hơn 
10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 27 hộ, thu nhập bình quân hơn 4,1 triệu đồng/người/tháng. Mô hình sản xuất và nhân giống lúa của anh Phan Văn Thụ (huyện Tri Tôn), hằng năm cung cấp hơn 10 nghìn tấn lúa giống cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Cam-pu-chia. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 22 lượt lao động hằng tháng, thu nhập của người lao động khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Hay mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Ngô Văn Ðậu (huyện Phú Tân) với doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 18 lao động, với thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, các mô hình trồng rau màu an toàn, chất lượng và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp (DN) đang phát triển và được nhân rộng. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao như: sản xuất rau màu trong nhà màng, nhà lưới, tại các huyện An Phú, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Ðốc và TP Long Xuyên đạt doanh thu hơn một tỷ đồng/năm; cụ thể như hộ ông Huỳnh Thanh Bình ở TP Châu Ðốc, đạt doanh thu hơn 4,5 tỷ đồng/năm. Không chỉ sản xuất giỏi, nông dân An Giang còn rất sáng tạo, điển hình như ông Nguyễn Hoàng Liệt, nông dân huyện Chợ Mới. Trong quá trình làm vườn, do ảnh hưởng của thời tiết, nhận thấy xoài non rụng nhiều trong giai đoạn ra hoa kết trái rất lãng phí, ông Liệt đã suy nghĩ, mạnh dạn tìm ra giải pháp chế biến xoài non thành dưa xoài phục vụ người tiêu dùng. Nhờ cách làm này, dưa xoài do ông sản xuất đã mang lại doanh thu cho gia đình hơn 3,9 tỷ đồng/năm, ngoài ra còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 hộ nông dân, với thu nhập bình quân từ ba đến năm triệu đồng/người/tháng. Ðến nay mô hình đã có hàng chục hộ trong xã làm theo, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Mô hình kinh tế hợp tác tham gia "cánh đồng lớn" là mô hình mới ở An Giang nhưng đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho nông dân, giúp nhà nông yên tâm sản xuất. Chỉ tính riêng giai đoạn 
2014 - 2016 đã có hơn 120 nghìn ha được ký kết giữa 24 DN và 34 tổ hợp tác, bốn HTX và 6.158 hộ nông dân.

Không chỉ sản xuất - kinh doanh giỏi, nông dân An Giang còn đi đầu trong tham gia công tác xã hội từ thiện, xây dựng nông thôn mới. Ðiển hình như gia đình ông Ngô Văn Ðậu ở huyện Tân Phú trong 5 năm qua đã tham gia đóng góp hơn 750 triệu đồng để mua xe cứu thương chuyên vận chuyển phục vụ bệnh nhân nghèo trong và ngoài địa phương; ông Nguyễn Lợi Ðức ở huyện Tri Tôn mỗi năm đóng góp hơn 100 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới; gia đình các ông Nguyễn Quốc Hùng (huyện Thoại Sơn), ông Lê Công Hậu (huyện Phú Tân)… hằng năm dành một khoản lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên, với số tiền hơn 100 triệu đồng. Nông dân các huyện Thoại Sơn, Chợ Mới đi đầu trong xây dựng cầu - đường giao thông nông thôn, với hàng chục đội xây dựng, di dời nhà cửa, làm đường giao thông, hằng năm đóng góp cho địa phương từ 10 đến 15 tỷ đồng/năm.

Có thể khẳng định phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở An Giang không chỉ tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, mà còn khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó, ý thức tự lực tự cường, cần cù, sáng tạo, tự vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Theo nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại810,475
  • Tổng lượt truy cập90,873,868
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây