Thời gian vừa qua, dư luận liên tục thông tin về việc các mặt hàng thủy, hải sản từ Trung Quốc (TQ) như cá tầm, ốc, ếch... được nhập lậu ồ ạt về nước ta và bán với giá rất rẻ.
Làm sao ngăn chặn tình trạng này? NTNN đã phỏng vấn ông Dương Tiến Thể (ảnh) - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT).
Thưa ông, cho đến thời điểm này, Tổng cục Thủy sản đã nắm bắt được việc nhập lậu các mặt hàng thủy, hải sản từ TQ về nước ta chưa?
Một xe chở cá quả Trung Quốc lậu bị ngành chức năng Hà Nội bắt giữ ngày 5.5. ANTĐ |
- Trước tiên, phải nói việc nhập lậu cá và các mặt hàng thủy, hải sản sẽ gây ra những khó khăn cho sản xuất trong nước và không kiểm soát được chất lượng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm thì không phải bây giờ mới có nhập lậu, thực tế chúng tôi đã phát hiện từ năm 2012.
Theo ước tính, riêng năm ngoái trung bình mỗi ngày có khoảng 5 tấn cá tầm được nhập vào nước ta và mới đây nhất, con số công bố đã tăng lên gấp đôi. Hầu hết số cá tầm của TQ đều có giá rẻ, trung bình 70.000 đồng/kg và chỉ được tiêu thụ ở chợ, trong khi cá tầm của nước ta có giá 200.000 đồng/kg.
Hiện cả nước có 21 tỉnh với 102 cơ sở nuôi cá tầm, sản lượng năm 2012 ước khoảng 1.200 tấn. Nên nếu nói về sản lượng cá tầm ở nước ta như hiện nay không phải thiếu. Ông Dương Tiến Thể |
Ông có thể cho biết, vì sao cá tầm TQ lại rẻ như vậy. Dư luận cũng đang nghi ngại, có thể loại cá này được nuôi bằng hóa chất độc hại, phía Tổng cục Thủy sản đã lấy mẫu phân tích chưa, thưa ông?
- Cũng giống như nhập lậu gà, cá tầm của TQ hiện cũng chưa xác định được chính xác là giống gì, giá trị dinh dưỡng có cao hay không. Song chắc chắn giá rẻ do cá của họ được nuôi theo quy mô công nghiệp. Với quy trình nuôi công nghiệp, kết hợp cùng việc sử dụng các loại cám tăng trọng nhanh sẽ có giá trị dinh dưỡng không cao.
Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, cũng sẽ gây nguy cơ tồn dư các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Tất nhiên, để biết được chính xác, loại cá tầm của TQ có độc hại hay không cần có xét nghiệm cụ thể.
Hiện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tiến hàng lấy mẫu xét nghiệm và kiểm nghiệm các mẫu cá tầm của TQ và chưa có kết quả. Tuy nhiên, trong khi đợi kết quả, chúng tôi cũng khuyến cáo, người dân không nên mua cá tầm không rõ nguồn gốc xuất xứ ở ngoài chợ về sử dụng, vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hiện cá tầm TQ đã được bày bán tràn lan ở các chợ trên địa bàn Hà Nội. Nếu khuyến cáo người dân không ăn, thì phải nhận biết đặc điểm của cá tầm TQ như thế nào để tránh mua phải, thưa ông?
- Nếu nhìn bằng mắt thường, rất khó để nhận biết được đâu là cá tầm TQ, đâu là cá tầm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã nhập được giống cá tầm Siberia, cá tầm A. gueldenstaedtii (Nga) và cá tầm lai giữa 2 loài A.ruthenus x Huso huso. Trong đó, người nuôi cá tầm ở nước ta chủ yếu nuôi giống cá tầm Nga, vì loài này có giá trị kinh tế cao về thịt và trứng.
Riêng các nước như Nga đã sản xuất được trứng cá tầm có giá vài nghìn USD/kg. Còn cá tầm của TQ (thường được gọi là giống Acipenser sinensis) có kích thước nhỏ hơn và không có giá trị trên thị trường thế giới như cá tầm của Nga. Hiện chưa có một nghiên cứu cụ thể nên không thể biết được cá tầm nhập lậu từ TQ thuộc loài nào, nên cũng rất khó phân biệt bằng mắt thường.
Tuy nhiên, tôi cũng phải nhấn mạnh rằng, cá tầm của Việt Nam hiện nay hầu như không bán ở ngoài chợ mà chủ yếu bán theo đơn đặt hàng tại nhà hàng, khách sạn, siêu thị… Nếu người tiêu dùng mua cá tầm ở chợ, không rõ nguồn gốc thì chắc chắn là cá tầm của TQ.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu: Đã lấy mẫu để kiểm nghiệm! Trong thời gian qua, chúng ta mới chỉ kiểm soát tốt được tình trạng nhập lậu gia cầm, trong khi đó, còn tình trạng nhập lậu thuỷ, hải sản sản thì chưa dù nó ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất trong nước. Hiện lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Bộ khẩn trương tiến hành rà soát các chợ, đầu mối kinh doanh thuỷ sản để nắm bắt tình hình nhập lậu các sản phẩm cá tầm, cá lóc, ếch… từ TQ, đồng thời, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm để sớm công bố cho người dân được biết. |
- Đúng là tình trạng trên có diễn ra, có thể do nhu cầu tiêu thụ trong nước tại một thời điểm nhất định tăng, nên mới diễn ra tình trạng nhập lậu thủy, hải sản từ TQ.
Song theo chúng tôi được biết ngược lại chính phía TQ cũng đang nhập khẩu rất nhiều mặt hàng thủy, hải sản của nước ta qua tiểu ngạch như cá chép, tôm hùm nghêu, ngao, thậm chí họ nhập cả đầu cá mè về ăn.
Trong khi đó, chúng ta lại nhập lậu cá tầm, cá lóc, ếch, ốc… Đây là những mặt hàng cần được kiểm dịch trước khi nhập khẩu.
Do đó, theo tôi, muốn quản lý tốt tình trạng nhập lậu, cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng như: Quản lý thị trường, hải quan, biên phòng, công an…
Xin cảm ơn ông!
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã