Học tập đạo đức HCM

Tiến sỹ sử học lập trang trại nuôi gà sạch đẹp như khu du lịch

Thứ sáu - 01/06/2018 20:16
Là giảng viên Bộ môn Lịch sử, TS Thông Thanh Khánh (dân tộc Chăm, Bình Thuận) lại có niềm say mê với ngành nông nghiệp. Nghỉ dạy học, thất bại với lần khởi nghiệp nuôi heo rừng, TS Khánh chuyển hướng nghiên cứu để phát triển mô hình nuôi gà sạch…

 

 
09-38-04_hinh_1
Gà con được nuôi trong chuồng úm

Trang trại gà của anh Khánh tại khu Tắc Cá Cháy, ấp Dơi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM với diện tích hàng chục ha. Đặt chân vào trang trại, tôi cứ ngỡ mình tới nhầm khu du lịch, bởi một không gian thoáng đãng, với dãy nhà ở, nhà ăn và cả sân chơi bóng, đều sạch sẽ, mát mẻ dành cho công nhân cũng như các đoàn khách đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm nuôi gà.

Trước khi bước vào khu nuôi, tôi phải rửa chân tay, xịt khuẩn, mặc áo bảo hộ, đi ủng. Bước vào khu vực nuôi, tôi ngạc nhiên bởi không hề thấy mùi hôi của phân gà...

Anh Khánh kể, năm 2009, vợ chồng anh bắt đầu xây dựng mô hình nuôi heo rừng tại Cần Giờ, với mong muốn đem đến một sản phẩm sạch, dòng heo lạ cung cấp cho thị trường TP.HCM. Anh Khánh nuôi 1.000 con heo rừng, khi xuất chuồng bán thì lại gặp khó khăn ở đầu ra. Cuối cùng phải bán đổ bán tháo và nghỉ nuôi heo rừng.

Năm 2011 - 2012, anh Khánh xách cặp đi học hỏi từ Nam ra Bắc, kể cả sang tận Ma rốc để nghiên cứu về gà. Sau khi nuôi thử nghiệm nhiều giống, cuối cùng anh chọn được giống gà nòi Bến Tre. Anh Khánh về vùng Ba Tri, Bến Tre kết hợp với những hộ còn nuôi gà thuần, không bị lai tạp, rồi lấy trứng về ấp và nhân giống.

09-38-04_hinh_1b
“Gà giò” được tự do chạy nhảy trong chuồng

“Đặc trưng của con gà nòi Bến Tre là chống chịu được với môi trường của phía Nam, thịt không dai, chất lượng ngon, thơm, trọng lượng gà tầm 1,2 - 1,8 kg/con nuôi trong vòng 5 tháng”, anh Khánh chia sẻ.

Tại khu nuôi gà với diện tích 10ha, anh Khánh phân chia theo từng khu như: khu chuồng úm gà con, khu chuồng nuôi gà thịt, khu cách ly gà bệnh, xử lý gà chết, khu xử lý nước uống cho gà, khu xử lý đệm lót sinh học và ủ phân vi sinh…

Quy trình nuôi gà cũng rất cầu kỳ: trứng được đưa vào lò ấp nở tại cơ sở ở Bến Tre, gà ra đời sẽ được tiêm vắc xin và được đưa trở lại Cần Giờ. Sau đó, gà con được đưa vào chuồng úm, cách ly dịch bệnh. Thời gian này, thức ăn của gà gồm tấm, gạo lức, bột ngô, đậu nành, bột cá, bánh cá trộn lẫn và được nấu chín.

09-38-04_hinh_2
Khu vực ngoài chuồng, gà có thể tự do chạy nhảy, đào bới

Sau 21 ngày, gà được đưa sang chuồng nuôi “gà giò”. Đây là giai đoạn rất quan trọng, cần liều lượng thức ăn đúng để chúng phát triển tốt nhất. Cụ thể, đậu nành được mua từ Campuchia (trồng theo yêu cầu của anh Khánh), đậu xanh của Bình Thuận không xịt thuốc, bắp không biến đổi gen, tất cả được ngâm và nấu lên cùng với bã hèm cho gà ăn. Sau 55 ngày tuổi, thức ăn cho gà gồm 3 loại chính là lúa, bắp, đậu tương nấu chín, ngoài ra còn bổ sung thêm cỏ voi, củ sắn, củ khoai lang, trái quýt.

Để phòng và điều trị bệnh, anh Khánh chỉ sử dụng tỏi, nghệ, gừng, sả, hoa hồi và một số vị thuốc nam trộn lại ngâm rượu làm thuốc. Nước uống được lọc xử lý và thường xuyên đem đi kiểm nghiệm. Đặc biệt, công nhân ở đây nếu có đi ra ngoài tiếp xúc với người khác thì phải nghỉ 2 ngày để được cách ly các dịch bệnh. Áo mặc hàng ngày trong trang trại đều phải qua khử trùng tiêu độc.

“Đó là lý do vì sao tôi cải tạo nơi đây thành một môi trường trong lành, để công nhân là người dân tộc Chăm quê tôi cảm thấy thoải mái nhất khi chăm sóc gà. Nông nghiệp là phải xanh, phải sạch”, anh Khánh vui vẻ nói.

09-38-04_hinh_3
Thức ăn của gà được nấu chín
09-38-04_hinh_4-_nh_chu_thuc_n
Buồng chứa thức ăn cho gà
09-38-04_hinh_5-
Khu xử lý nước sạch cho gà và nơi khử trùng dụng cụ
09-38-04_hinh_6
Các đoàn khách tham quan tại trang trại gà của anh Khánh
Trung bình một chu kỳ nuôi gà nòi tại trang trại của anh Khánh là 15.000 con/ha trong vòng 5 tháng, chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ đồng, lãi khoảng 300 triệu đồng cho mỗi chu kỳ nuôi. Trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh mọi công đoạn để phát triển thêm lượng gà nuôi mỗi chu kỳ, đồng thời đăng ký bảo hộ cho thương hiệu Gà Rừng Sác.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập466
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm460
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,116
  • Tổng lượt truy cập90,866,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây