Trong đó, dẫn đầu là xuất khẩu xơ, sợi đạt 1,69 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ. Kế đến là xuất khẩu hàng may mặc đạt 11,84 tỷ USD, tăng 9,1%, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm 2016. Nếu so sánh với những nước xuất khẩu dệt may trên thế giới như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt được kết quả vượt trội.
Thông tin từ Bản đồ thông tin thương mại (Trade Map) trong 6 tháng đầu năm 2017, so với cùng kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc giảm hơn 5%, Bangladesh giảm 3,5%, Indonesia giảm 5%, riêng Ấn Độ tăng 5%.
Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam vẫn tiềm ẩn những rủi ro do tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn. Tại các thị trường truyền thống ngành dệt may Việt Nam nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may giảm nhẹ. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu thị trường Mỹ giảm gần 1%, thị trường châu Âu giảm hơn 2%, Nhật Bản giảm 0,6%.
Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Mỹ cộng với những điều chỉnh tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đặc biệt là khả năng các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam sẽ phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2017 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành dệt may Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế cho biết, dự báo xuất khẩu dệt may 6 tháng cuối năm sẽ không có nhiều đột biến, ước tính năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2016.
Thông tin từ Bản đồ thông tin thương mại (Trade Map) trong 6 tháng đầu năm 2017, so với cùng kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc giảm hơn 5%, Bangladesh giảm 3,5%, Indonesia giảm 5%, riêng Ấn Độ tăng 5%.
Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam vẫn tiềm ẩn những rủi ro do tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn. Tại các thị trường truyền thống ngành dệt may Việt Nam nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may giảm nhẹ. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu thị trường Mỹ giảm gần 1%, thị trường châu Âu giảm hơn 2%, Nhật Bản giảm 0,6%.
Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Mỹ cộng với những điều chỉnh tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đặc biệt là khả năng các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam sẽ phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2017 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành dệt may Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế cho biết, dự báo xuất khẩu dệt may 6 tháng cuối năm sẽ không có nhiều đột biến, ước tính năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2016.