Học tập đạo đức HCM

Trạm y tế xã căng mình giữ “chuẩn”

Thứ sáu - 16/11/2012 21:39
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, địa phương này từng là một trong những địa phương ở top đầu khu vực miền núi phía Bắc với trên 99% số xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 1. Tuy nhiên, toàn tỉnh hiện có hơn 60% số xã thuộc diện “báo động đỏ”, có nguy cơ để “rơi” danh hiệu này.

 

Cơ sở xuống cấp…

 

PV đã khảo sát và phỏng vấn đội ngũ y, bác sĩ một số trạm y tế (TYT) các huyện Cẩm Khê, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Hạ Hòa của tỉnh Phú Thọ và được biết, đa số các TYT hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách tỉnh khó khăn, không bố trí được các nguồn lực đầu tư xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng và duy trì xã đạt Chuẩn về y tế chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm, việc kiểm tra, giám sát duy trì chuẩn không thường xuyên; công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế xã còn hạn chế. Đến một số TYT xã tại các huyện nêu trên, điều dễ nhận thấy nhất là cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh thiếu và bị xuống cấp, không đảm bảo đạt Chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2.

Trạm y tế xã căng mình giữ “chuẩn” 1
 Trạm y tế xã nhiều nơi của tỉnh Phú Thọ đang xuống cấp nếu không được tu bổ. Ảnh: Hồng Nhung

 

Tại huyện Thanh Thủy, Phòng chức năng của hầu hết TYT đều xuống cấp do xây dựng lâu năm, như TYT xã Phượng Mao, được đầu tư từ năm 1978 hay TYT xã Đồng Luận từ năm 1980. TYT 2 xã Đoan Hạ và Bảo Yên có khá hơn song so với tiêu chí Chuẩn quốc gia giai đoạn 2 thì vẫn… không đạt. Toàn huyện chỉ có 2 TYT mới xây dựng và bàn giao năm 2010 và 2011 ở xã Hoàng Xá và Xuân Lộc là đủ tiêu chuẩn. Một thực tế đang diễn ra, đó là tình trạng một số địa phương thiếu quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho các trạm, vì cho rằng trạm y tế thuộc ngành dọc thì Trung tâm y tế huyện và Sở Y tế phải có trách nhiệm. Bởi thế, có những TYT nhiều năm liền không được sửa chữa, nâng cấp.

 
10 năm trở lại đây, mới chỉ có 51 TYT xã được đầu tư xây dựng nhà cấp 3, đảm bảo về diện tích, số phòng và tương đối khang trang, đáp ứng được Chuẩn quốc gia. Hiện còn 179 trạm đã xuống cấp, thiếu phòng làm việc, 47 trạm được xây dựng từ cách đây gần 20 năm đã xuống cấp nghiêm trọng, diện tích hẹp, chỉ có 1/2 số phòng đáp ứng được quy định về Chuẩn quốc gia.
 

Thiếu cán bộ

 

Đến nay, việc phân bổ biên chế cho các TYT của tỉnh Phú Thọ vẫn chưa đảm bảo cơ cấu cán bộ theo 5 nhóm chức danh chuyên môn là bác sĩ, y sĩ, hộ sinh trung học, điều dưỡng trung học, dược sĩ trung học. Các huyện Thanh Thủy, Thanh Sơn, số TYT thiếu bác sĩ chiếm tới gần 30%; nhiều trạm không có cán bộ chuyên khoa dược, sản nhi và Đông y. Riêng huyện Thanh Thủy có tới trên 53% số TYT hiện không có dược sĩ, 4/15 trạm không có bác sĩ. Đội  ngũ cán bộ y tế thôn bản được bố trí theo các khu dân cư, được đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn và kiêm nhiệm một số việc như: cộng tác viên dân số - KHHGĐ, chi hội trưởng chi hội phụ nữ… Một số huyện, số lượng bác sĩ phân bổ tại các trạm không đều. Đơn cử như huyện Cẩm Khê, nhiều trạm có 2 bác sĩ nhưng còn 4 xã chưa có bác sĩ là Đồng Lương, Sai Nga, Phương Xá, Phùng Xá. Với tình trạng thiếu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y bác sĩ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế đã tác động không nhỏ đến nhận thức của người dân về việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

 

Vẫn biết rằng những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ chưa thể giải quyết dứt điểm một sớm một chiều nhưng hy vọng thời gian tới, với sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả cộng đồng, nhiều TYT sẽ không để “rớt” chuẩn, mà tiếp tục vươn lên trở thành địa chỉ tin cậy của người dân địa phương. 

 

Song Hà

 Theo vietnamplus.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay67,602
  • Tháng hiện tại864,300
  • Tổng lượt truy cập90,927,693
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây