Thưa ông, triển khai Nghị định 67, Hội Nghề cá Việt Nam được giao những nhiệm vụ gì?
Hội Nghề cá Việt Nam được giao nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn cho hội viên thực hiện nội dung Nghị định 67, tổ chức cho các cấp hội địa phương phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước và các cơ quan chức năng địa phương cùng triển khai thực hiện. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đứng ra tổ chức, vận động hội viên và các ngư dân, tuyên truyền hướng những đối tượng liên quan nắm được chủ trương, chính sách, nhằm thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung Nghị định.
Triển khai Nghị định 67 tại các địa phương, ngư dân ta gặp những khó khăn gì, thưa ông?
Nghị định 67 là chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của ngư dân và cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chính sách từ Trung ương đến địa phương còn chậm đi vào cuộc sống. Theo phản ánh của ngư dân, thời gian đầu, các ngành chức năng còn gặp khó khăn, trước hết là trình tự thủ tục đăng ký, thẩm định xét duyệt cho các dự án đóng tàu khai thác và dịch vụ khai thác xa bờ. Nghị định yêu cầu chủ phương tiện hoạt động có khả năng tài chính, hoạt động hiệu quả; tuy nhiên, các tiêu chí cụ thể, khái niệm có khả năng tài chính, hoạt động hiệu quả, điều kiện cụ thể để việc phê duyệt xét duyệt được chính xác, đúng đối tượng vẫn chưa được làm rõ. Bộ NN&PTNT đã ban hành 21 mẫu tàu vỏ sắt trong lúc phần lớn ngư dân muốn đóng tàu vỏ gỗ thì chưa có mẫu tàu chuẩn; mặt khác các mẫu tàu vỏ thép đã được ban hành chưa thực sự phù hợp yêu cầu của ngư dân và đặc điểm nghề nghiệp các vùng biển; do đó nếu muốn đóng mới thì ngư dân phải thay đổi thiết kế. Trong 70 cơ sở đóng tàu được công bố, có nhiều cơ sở chưa đảm bảo nên gây trở ngại cho việc hợp đồng đóng mới của ngư dân các địa phương. Nhìn chung, mẫu tàu và cơ sở đóng tàu cần phải sâu sát thực tế và lắng nghe thảo luận với các chủ tàu, địa phương và ngư dân.
Về việc vay vốn từ các ngân hàng thì thế nào, thưa ông?
Vốn liếng của ngư dân đã được đầu tư vào các phương tiện, thiết bị hiện có; do đó khi vay vốn đóng tàu lại thiếu vốn đối ứng theo quy định, nếu bán tàu và thiết bị hiện có để góp vốn thì trước mắt ngư dân không có phương tiện để sản xuất. Nhiều ngư dân còn băn khoăn về khả năng trả nợ và nguồn vốn vay lớn để đóng tàu và các trang thiết bị.
Ngoài ra, việc định hướng đóng tàu đánh bắt xa bờ nói chung chưa được hướng dẫn cụ thể vùng nào nên đóng tàu để làm nghề gì, số lượng bao nhiêu, cỡ tàu nào là phù hợp với nghề đó nhằm phát hiện khai thác bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phù hợp với khả năng nguồn lợi thủy sản và quy hoạch phát triển nghề cá mỗi vùng.
Ngư dân còn khó tiếp cận vốn đóng tàu mới - Ảnh: Ngọc Thọ
Đối với việc nâng cấp tàu cá hiện nay, các địa phương đang rất lúng túng với yêu cầu phải nâng cấp đồng bộ cả vỏ, máy và trang thiết bị, việc thẩm định giá trị con tàu sau khi đóng mới hoặc nâng cấp có cần thẩm định lại không và nếu có thì phải quy định cơ quan nào thẩm định.
Quy trình, thủ tục, hồ sơ vay vốn và việc thẩm định vốn vay của các ngân hàng quy định thống nhất hiện nay còn khác nhau gây trở ngại cho ngư dân và địa phương trong triển khai thực hiện.
Nhiều ngư dân mong muốn khi đóng tàu mới nhưng vẫn tiếp tục sử dụng máy cũ, quan điểm của ông về vấn đề này?
Vấn đề tái sử dụng máy cũ của ngư dân trước đây đã được đề cập nhiều, nhưng cái khó là việc đánh giá máy cũ - mới còn nhiều phức tạp. Chúng ta đang chủ trương hiện đại hóa tàu cá, việc sử dụng máy cũ nếu máy cũ chất lượng kém, phương tiện đó sẽ không đạt mục tiêu đề ra. Và vấn đề mấu chốt là, cơ quan nào sẽ đứng ra thẩm định chất lượng những máy này, ai sẽ đánh giá chất lượng sản phẩm đó, nhiều phương tiện máy đã quá cũ, rất khó xác định chất lượng và hiệu quả của máy. Theo tôi, việc sử dụng máy cũ sẽ khó khăn cho việc đánh giá thẩm định chất lượng máy làm cơ sở cho việc xét duyệt và vay vốn. Tốt nhất, nên sử dụng máy mới, tàu mới để thuận lợi cho việc hoàn thiện thủ tục và vay vốn…
Hội có kiến nghị gì với các bộ, ban ngành và địa phương trong việc thực hiện Nghị định 67?
Chúng tôi đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các ngân hàng thương mại, Hội nghề cá Việt Nam và các ngành liên quan, tổ chức hội thảo với các địa phương để trao đổi, thống nhất các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về trình tự, thủ tục, điều kiện cụ thể để vay vốn đóng tàu và mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất và dịch vụ cho hoạt động đánh bắt.
Và để nâng cao chất lượng đóng mới, sửa chữa tàu cá, hiệu quả hoạt động dịch vụ cho các tàu đánh bắt xa bờ, đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị chức năng tiếp tục có kế hoạch nâng cấp xây dựng, phát triển các cơ sở đóng sửa tàu thuyền, hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Để đảm bảo việc đầu tư, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ có hiệu quả, đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng như Tổng cục Thủy sản, Viện nghiên cứu hải sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia… tổng kết, đánh giá nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động đánh bắt xa bờ để hướng dẫn các địa phương tổ chức đầu tư phát triển nghề nghiệp đánh bắt phù hợp ngư trường và nguồn lợi từng vùng. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi theo thời gian ngắn hạn để hỗ trợ ngư dân.
Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành nhiều loại chính sách, tuy nhiên hiện nay các địa phương mới chú ý chính sách vay vốn đóng tàu mà chưa quan tâm các chính sách khác (như phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, bảo hiểm thân tàu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ khai thác xa bờ, phối hợp với các lực lượng…).
Để triển khai có hiệu quả các chính sách tại Nghị định đã ban hành đề nghị Bộ NN&PTNT có chỉ đạo, hướng dẫn các đại phương dành sự quan tâm đúng mức nhằm phát triển đồng bộ và có hiệu quả ngành thủy sản.
>> "Hiện nay có một số doanh nghiệp đứng ra chủ trì lập dự án xin vay vốn nhập khẩu tàu cá nước ngoài để trang bị cho ngư dân đánh bắt, đề nghị Bộ NN&PTNT cần có hướng dẫn cụ thể không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để trục lợi, thực thi không đúng đối tượng, không đáp ứng được hiệu quả đầu tư và chính sách phát triển thủy sản" - ông Hoàng Đình Yên. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã