Học tập đạo đức HCM

Trồng bơ trái vụ xen cà phê, 3.000 cây thu 800 triệu mỗi năm

Thứ hai - 11/06/2018 09:08
Ông Võ Thị ở thôn Đồng Tháp, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước) trồng xen 3.000 cây bơ trong vườn cà phê, đến nay mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Thị còn xử lý để bơ ra trái vụ bán giá cao, nhờ đó có thu 800 triệu đồng mỗi năm.

Ở Bình Phước vài chục năm trước, cây bơ được người dân trồng ở những vùng đất đỏ bazan và cũng chỉ để làm cây bóng mát. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, người dân trong tỉnh đã tìm mua một số giống bơ chất lượng về trồng. 6 năm trước, gia đình ông Võ Thị ở thôn Đồng Tháp, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng trồng xen 3.000 cây bơ trong vườn cà phê, đến nay mang lại hiệu quả kinh tế cao...

 trong bo trai vu xen ca phe, 3.000 cay thu 800 trieu moi nam hinh anh 1

Ông Võ Thị trong vườn bơ trồng xen của gia đình.

Trước đây, vào mùa khô vườn cà phê của gia đình ông Thị và nhiều hộ dân luôn rơi vào tình trạng thiếu nước. Để giảm thiệt hại cho vườn cà phê, ông Thị đã trồng xen cây bơ. Để cây bơ không chỉ che bóng cho cà phê mà còn phát huy hiệu quả kinh tế, ông Thị đã chọn giống bơ booth và bơ sáp trái mùa trồng, xem đây là một trong những giải pháp tăng thêm nguồn thu trên cùng diện tích.

Sau 3 năm trồng, vườn bơ của hộ ông bắt đầu cho trái. Nhờ chọn giống tốt nên vườn bơ sáp nghịch vụ của ông ra trái rất to, bình quân 2-3 trái/kg. Đặc biệt, bơ sáp thơm, ngon, dẻo được rất nhiều người ưa chuộng. Ông Thị cho biết, trung bình một cây bơ sáp nghịch vụ 6 năm tuổi sẽ cho thu trên 200kg trái mỗi vụ. Ông Thị cho hay, trồng bơ chi phí rất thấp, riêng cây bơ sáp trái mùa sau khi trồng 3 năm sẽ cho thu hoạch.

Ông Thị cho biết: “Cây bơ sáp trồng nghịch vụ rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương và việc trồng xen không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng khác trong vườn. Cây bơ còn mang lại hiệu quả canh tác bền vững, chống khô hạn, chống rửa trôi và hạn chế nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp vì có thêm nguồn thu ngoài cây trồng chính”.

Cây bơ sáp ra hoa nhiều đợt và kéo dài trong năm nên việc thu hoạch trái cũng nhiều đợt, từ tháng 11 đến hết tháng 4 âm lịch năm sau. Vì ra trái mùa nên bơ rất được giá. Tùy thời điểm giá bán dao động từ 50-70 ngàn đồng/kg nên vườn bơ của gia đình ông cho thu khoảng 800 triệu đồng mỗi năm. Đó là chưa kể hàng ngàn cây bơ booth cũng bắt đầu cho thu hoạch. Như vậy, trên cùng diện tích, gia đình ông đã có nguồn thu gấp đôi. Trong khi đó, việc chăm sóc cây bơ khá đơn giản và ít tốn công sức.

Những khu vực đất đỏ hay đất xám, cây bơ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm vượt trội. Bơ cũng là cây trồng xen rất phù hợp trong vườn cà phê, bởi loại cây này tiếp nhận ánh sáng ở tầng cao, khai thác dinh dưỡng ở tầng đất sâu hơn. Đồng thời che nắng, chắn gió và có tác dụng rất lớn trong điều hòa khí hậu cho vườn cây, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ, giữ cân bằng môi trường sinh thái. Đặc biệt, việc phòng trừ sâu bệnh trên cây bơ cũng dễ dàng hơn nhiều giống cây trồng khác.

Theo ông Thị, sâu bệnh hại cây bơ chủ yếu là rệp sáp, bọ xít và bị bệnh do nấm phytophthora gây ra. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây, 1 năm ông phun phòng 2 lần các loại thuốc trừ nấm và 3 lần phòng trừ bọ xít vào giai đoạn trái non bằng chế phẩm và các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Ông còn tỉa cành tạo tán giúp cây bơ thông thoáng sau mỗi đợt thu hoạch. Việc chăm sóc cây bơ tương đối nhàn, chỉ cần bón phân từ 1-2 lần khi cây còn nhỏ chứ không tốn nhiều công so với các loại cây khác.

Với sự cần cù và sáng tạo của ông Thị, việc trồng xen cây bơ trong vườn cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Thị đang tiếp tục mở rộng diện tích cây bơ và sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, ghép, cải tạo vườn cho những ai có nhu cầu. Đồng thời ông đang tiến hành các thủ tục đăng ký cây đầu dòng giống bơ sáp trái vụ và xây dựng thương hiệu bơ nhằm nâng cao giá trị cho loại trái cây này.

Bơ là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc. Trước đây, người dân Tây Nguyên trồng bơ làm hàng rào và cây che bóng mát. Trái bơ lúc này chỉ làm quà ăn vặt nên mỗi khi vào mùa bơ chín rụng đầy gốc. Từ những năm 2000, nhờ giao thông thuận tiện nên trái bơ đã thành món quà đặc sản. Nhờ trái cây đặc sản này, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và cây bơ được trồng trên mọi vùng miền nước ta.

 

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập477
  • Hôm nay39,012
  • Tháng hiện tại744,125
  • Tổng lượt truy cập90,807,518
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây