Học tập đạo đức HCM

Trồng và nhân giống lan rừng: Ban đầu chỉ để chơi, sau có tiền thật

Thứ bảy - 09/12/2017 18:35
Từ niềm đam mê với các loài hoa lan rừng, chị Bùi Thị Thu, Thôn 4, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) tự tay thiết kế 1 khu vườn trồng và nhân giống. Khu vườn hoa lan của chị Thu rộng tới 500m2 với hơn 1.000 chậu hoa lan của 20 loài lan rừng các loại...

Tình yêu mãnh liệt với hoa lan đã thôi thúc chị Bùi Thị Thu tự tay thiết kế, chăm sóc vườn lan không khác gì vườn hoa lan ở xứ hoa Đà Lạt. Với diện tích gần 500 m2 gần mặt đường Quốc lộ 27, vườn lan của chị Thu có trên 20 giống lan rừng với trên 1.000 chậu hoa lan, mỗi năm cho thu nhập trung bình hàng trăm triệu đồng.

 trong va nhan giong lan rung: ban dau chi de choi, sau co tien that hinh anh 1

“Tôi có niềm đam mê trồng lan từ lúc còn nhỏ, nhận thấy vùng đất này có khí hậu thuận lợi cho việc trồng lan, vì vậy tôi đã quyết định dồn vốn và đầu tư công sức để mở vườn lan...", chị Bùi Thị Thu.

Vườn lan của chị Thu được thiết kế rất bài bản, sáng tạo, với các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng phù hợp với đặc tính loài hoa lan. Từ niềm đam mê hoa lan rừng, năm 2015, chị Thu mạnh dạn đầu tư vốn, công sức để mở một vườn lan rừng. Không ngại khó, dám nghĩ dám làm đã giúp chị biến ước mơ thành hiện thực, vườn lan của chị ngày càng phát triển tốt với sự hiện diện của các giống lan rừng quý hiếm (lan son môi, lan đuôi chồn, Sơn Thủy Tiên, Thủy Tiên Vàng, Thủy Tiên Tím, Lan Vanda rừng...).

“Tôi có niềm đam mê trồng lan từ lúc còn nhỏ, nhận thấy vùng đất này có khí hậu thuận lợi cho việc trồng lan, vì vậy tôi đã quyết định dồn vốn và đầu tư công sức để mở vườn lan. Ban đầu, tôi chỉ tính trồng lan để thỏa mãn niềm đam mê của mình nhưng về sau tôi thấy hoa lan rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người chơi hoa “săn” lùng nên tôi đã quyết định chuyển hướng qua kinh doanh. Giống lan tuy dễ sống nhưng mình phải hiểu được đặc tính từng loại lan để có cách chăm sóc phù hợp, như vậy cây mới cho ra hoa đẹp và đúng thời gian. Tôi trực tiếp thu mua các giống lan rừng, sau đó tiến hành ghép giống vào bảng gỗ cây vú sữa, tôi không chỉ bán các chậu hoa lan đã ra hoa mà cả cây con tôi cũng bán, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng” - chị Bùi Thị Thu chia sẻ.

Từ khi chị mở vườn lan, đã có rất nhiều người trên địa bàn huyện Lâm Hà tới tham quan học hỏi và mua lan. Là một dân chơi lan có tiếng, ông Đinh Viết Thắng ở xã Phú Sơn bộc bạch: “Tôi là khách quen mua lan rừng của chị Thu, vườn lan của chị không những đa dạng về chủng loại mà còn đảm bảo về chất lượng. Mỗi khi có ý định mua hoa lan, là tôi nghĩ đến vườn hoa lan của chị Thu đầu tiên, bởi chị tư vấn rất nhiệt tình cách chăm sóc từng loại giống lan rừng”.

Là một khách hàng quen thuộc của chị Thu, chị Nguyễn Thị Kim Lan ở thị trấn Đinh Văn cho biết, mỗi khi ghé tham quan vườn lan của chị Thu, nhìn cách chị chăm sóc những chậu hoa rất tỉ mỉ và cần mẫn với cách bố trí không gian vườn lan đẹp, thoáng mát, chúng tôi thực sự bị chinh phục bởi niềm đam mê và tình yêu của chị dành cho hoa lan.

Chị Thu còn cho biết thêm, hoa lan rừng nở theo mùa và nở đúng mỗi năm một lần. Chính vì thế, vào mùa hoa lan nở, có rất nhiều khách tới tham quan. Đặc biệt khách nào muốn học hỏi kinh nghiệm trồng lan, chị đều chia sẻ rất nhiệt tình. Trong tương lai, chị sẽ mở rộng diện tích trồng hoa cũng như tìm kiếm nhiều hơn nữa các giống lan rừng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Mô hình trồng lan rừng của chị Thu không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà đó còn là nơi để những người đam mê hoa lan trao đổi kinh nghiệm và cảm xúc yêu hoa cho nhau.

 
Theo danviet.vn
 Tags: hoa lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập277
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại827,121
  • Tổng lượt truy cập90,890,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây