Học tập đạo đức HCM

Trúng lớn nhờ cố duy trì đàn nái và lợn thương phẩm sau trận 'bão giá'

Thứ tư - 29/08/2018 21:08
Anh Nguyễn Văn Nhật ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, Hưng Yên là một trong số ít chủ trang trại còn duy trì được 200 con lợn nái và 700 lợn thịt thương phẩm tới sau “bão giá”.

Nhờ vậy gia đình anh đã có được lợi nhuận trên 200 triệu đồng mỗi tháng.

10-06-20_lon_me_giong_lndrce
Trại lợn được đầu tư thiết bị hiện đại

"Với đà này chỉ sau hai năm gia đình tôi hoàn được “lỗ” nuôi lợn trong thời gian qua", anh Nhật cho biết. Tuy nhiên, thành quả lớn nhất mà gia đình anh thu được trong những năm qua là được Bộ Tài nguyên và Môi trường vinh danh “Trang trại chăn nuôi thân thiện môi trường”.

Để đạt được danh hiệu nói trên, ngay cả khi đang thua lỗ nặng gia đình anh Nhật vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi lợn VietGAHP, như: Quản lý trại lợn theo hướng “cùng vào - cùng ra”. Có nhật ký chăn nuôi chi tiết. Có trại nuôi riêng phù hợp với từng lứa tuổi lợn và mục đích sản xuất. Đảm bảo con giống đầu vào khoẻ, không dịch bệnh. Nuôi lợn trong trại kín có đầy đủ trang thiết bị thông gió, làm mát, sưởi ấm, máng ăn, vòi nước uống tự động... để tạo điều kiện tối ưu cho đàn lợn nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh.

Không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Cho lợn ăn cám Dabaco đúng tuổi (lợn sau cai sữa đến 25kg cho ăn cám 1; từ 25 - 60kg cho ăn cám 1,5; từ 60 - 80kg cho ăn cám 2; trên 80kg đến xuất chuồng ăn cám 3).

Có rãnh nước sát trùng các phương tiện trước khi vào trại lợn. Đồng thời hạn chế tối đa người lạ ra vào trang trại. Vacxin phòng bệnh đúng lịch của ngành thú y. Chuồng trại và đồ dùng chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Chất thải sau phun rửa nền chuồng được lắng lọc, thu gom ủ với chế phẩm vi sinh để bón cho cây trồng. Số chất lỏng còn lại, được đưa xuống hầm biogas, sang bể áp, qua hai bể tràn mới thải ra bên ngoài, nên rất đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhờ đó, khi đi thăm khắp trong, ngoài trang trại nuôi lợn của anh Nhật, chúng tôi không cảm thấy mùi hôi hám khó chịu.

Theo anh Nhật, giữ vệ sinh cho trang trại lợn, trước hết là giữ sức khoẻ cho mình, bởi gia đình luôn phải ra vào trang trại chăm nom lợn. Sau đó là giữ vệ sinh môi trường cho cộng đồng dân cư, tránh được điều tiếng oán trách không đáng có, qua đó giữ được tình làng nghĩa xóm. Mặt khác, trại nuôi lợn không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, sẽ rất dễ phát sinh dịch bệnh, khi đó rủi ro về kinh tế sẽ vô cùng lớn.

10-06-20_chuong_lon_luon_sch_se
Chuồng lợn luôn sạch

Nhờ có cách nghĩ và cách làm đúng, mà từ hơn 10 năm nay trang trại nuôi lợn của gia đình anh Nhật, đã không xảy ra dịch bệnh lớn. Hiện tại, trung bình mỗi tháng gia đình anh có thể xuất bán cho người chăn nuôi trong khu vực gần 100 con lợn giống nuôi thương phẩm chất lượng tốt, 10 tấn lợn thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giúp cho 5 lao động tại chỗ có việc làm, thu nhập ổn định trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Đạt được những kết quả như trên là do anh Nhật đã liên kết chặt chẽ với Công ty thức ăn chăn nuôi Dabaco, được mời tham dự nhiều hội thảo chăn nuôi lợn công nghệ cao của các tổ chức trong nước và quốc tế. Nhờ vậy, chẳng những anh Nhật học hỏi được quy trình kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, mà còn kết nối được với nhiều chủ trang trại lớn trên toàn quốc, để cùng chia sẻ thông tin thị trường đầu ra sản phẩm.

Có thể nói, anh Nhật là một trong những nông dân dám nghĩ, dám làm và biết làm đạt hiệu quả, như: Trang trại chăn nuôi rộng (3.000m2). Đầu tư bài bản và khoa học. Số lượng đàn lợn nuôi lớn (gần 1.000 con các loại, cao điểm nuôi tới 300 lợn nái ngoại). Chất lượng đàn lợn cao (đầu tư nuôi được cả giống lợn ông, bà Duroc và Landrace - tốt nhất hiện nay). Xử lý chất thải đúng quy trình kỹ thuật (được vinh danh là trại trại chăn nuôi thân thiện môi trường). Hiệu quả chăn nuôi cao (lợi nhuận có thể đạt 2,5 tỷ đồng/năm).

Tuy nhiên, hiện nay gia đình anh Nhật vẫn rất khó vay vốn ngân hàng, nếu có thì lượng vay được rất nhỏ, không đủ đầu tư cho thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, anh mong Nhà nước hạn chế nhập khẩu thịt lợn để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, tránh lập lại bão giá như những năm qua.

10-06-20_lon_cung_tuoi_duoc_nuoi_rieng
Lợn cùng tuổi được nuôi riêng
"Nếu lợn sữa cho ăn cám có hormone tăng trọng sẽ rất dễ bị tử vong. Lợn trên 80kg cho ăn cám 1; 1,5 và cám 2, sẽ tăng trọng chậm, đội giá thành chăn nuôi", anh Nhật cho biết.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,205
  • Tổng lượt truy cập90,875,598
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây