Học tập đạo đức HCM

Từ hai bàn tay trắng, vươn lên khá giả từ nuôi dế thương phẩm cùng trứng giống

Thứ tư - 08/08/2018 02:14
Từ hai bàn tay trắng, không nhà cửa, không đất sản xuất, chị Tuyết đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi dế. Hàng tháng chị xuất ra thị trường khoảng 5 - 6 tạ dế thương phẩm và trứng dế, thu gần 30 triệu đồng.

 

 

 
09-36-03_de_2
Chị Tuyết giới thiệu về quy mô chuồng trại và kỹ thuật nuôi dế

Chúng tôi đến ấp Long Đại, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) vào một chiều mưa. Đất đỏ bám dính chặt hai bánh xe khiến tôi lảo đảo tay lái. Nằm len lỏi trong xóm nhỏ là hộ gia đình chị Lương Thị Bạch Tuyết. Chị đang nhanh tay thu dọn chuồng trại, vệ sinh cho bầy dế của mình. Nhờ siêng năng, chịu khó, không ngại khó khăn, thử thách nên chị Tuyết đã vươn lên làm giàu.

Chị Tuyết năm nay 39 tuổi nhưng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm nuôi dế. Chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình, chị cho biết hai vợ chồng mình từ Trảng Bàng lên Châu Thành sinh sống khi con trai đầu mới sinh. Lúc này chưa có tài sản gì trong tay, vợ chồng chị phải ở nhờ trên đất của người quen.

Ban đầu vợ chồng đi làm thuê, làm mướn, sau đó chị Tuyết nghĩ rằng nếu cứ làm mướn thế này thì khi nào mới có căn nhà để ở? Thế là chị bàn với chồng tìm một hướng đi mới. Nghe nói trên Củ Chi (TP.HCM) có nghề nuôi dế, hiệu quả kinh tế khá cao. Chị và chồng phi xe lên tìm học rồi về vay mượn người quen mở một trại dế nhỏ. Thấy mình có duyên với con dế nên từ đó chị chuyên tâm vào nuôi loài côn trùng này.

“Ban đầu mình gặp khó khăn về quy mô xây trại, kỹ thuật chăm sóc nhất là thời điểm dế đẻ trứng, nở con và tách đàn nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Dần dần khi đã quen với con dế, tôi thấy cũng quen và dễ nuôi hơn”, chị Tuyết cho biết.

Đến nay chị Tuyết đã có hai trại với quy mô 20 chuồng. Ngoài dế thành phẩm, chị còn xuất bán trứng dế ra thị trường. Chị mong muốn sẽ mở rộng trại hơn nữa để tiếp tục làm giàu với con dế.

Để dế phát triển tốt, chị Tuyết đã tạo ra môi trường sống mát mẻ cho chúng phát triển. Xung quanh trang trại, chị trồng dừa để tạo bóng mát cho dế đỡ ngộp. Việc tạo môi trường thuận lợi, có độ ẩm, độ mát giống với thiên nhiên là một trong những điều kiện thuận lợi để dế sinh trưởng, phát triển.

Ngày ngày chị Tuyết đi cắt cỏ, xin lá mía về cho dế ăn. Để lựa được cỏ ngon, chị để ý những nơi không có “dính” đến hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật. “Loài dế thân hình nhỏ, sức mỏng, nếu bị dính bất cứ chút thuốc hóa học nào đều sẽ chết, vì vậy cỏ và thức ăn cho nó phải tuyệt đối sạch”, chị Tuyết trao đổi.

Cũng chính vì nguồn thức ăn sạch nên dế trở thành loài thực phẩm sạch được nhiều thực khách ở thành phố lựa chọn. Mỗi tháng chị Tuyết xuất chuồng khoảng từ 500 - 600kg dế thương phẩm. Giá dế có thể dao động theo mùa vụ nhưng tính trung bình cũng được 50 ngàn đồng/kg. Trung bình mỗi năm chị Tuyết thu về khoảng 300 triệu đồng từ loại côn trùng này.

Để dế phát triển tốt yêu cầu chuồng trại phải được khử trùng tuyệt đối. Trước khi hạ dế con xuống trại chị Tuyết đun nước sôi để xử lý chuồng. “Nước sôi có tác dụng diệt khuẩn rất tốt mà không để lại mùi. Các vi trùng, ấu trùng có hại khi gặp nước sôi sẽ chết hết, lúc đó mình mới cho dế xuống để chắm sóc. Nếu dùng thuốc phun diệt trùng, kể các thuốc hữu cơ thì dế cũng không chịu nổi”, chị Tuyết chia sẻ.

Chúng tôi đến thăm trại dế của chị Tuyết khi chị vừa xuất hết dế thương phẩm lên TP.HCM. Vài chú dế lớn còn sót lại trong thùng, lớn chừng hai đốn ngón tay út. Bên trong trại, những chú dế con mới nở nhỏ xíu như kiến đang bò lổm nhổm. Chị Tuyết cho biết mỗi chu kỳ bán dế trưởng thành chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng nên nông dân nuôi dế như chị có tiền đều đặn mỗi khi xuất hàng, không phải chờ thời, chờ vụ như nuôi trồng các mặt hàng nông sản khác.

Từ hộ làm thuê, không có đất ở, đến nay gia đình chị Tuyết đã xây được nhà ở, trang trại và có gần 1ha đất ruộng để canh tác nông nghiệp. Tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, chị Tuyết yên tâm SX và giới thiệu cho những người xung quanh cùng lập trại nuôi dế để ổn định cuộc sống.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại715,088
  • Tổng lượt truy cập90,778,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây