Học tập đạo đức HCM

Vài điểm cơ bản của Dự án Luật Chăn nuôi

Thứ sáu - 08/06/2018 10:30
Dự án Luật Chăn nuôi được xây dựng nhằm thiết lập khung pháp lý tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án Luật Chăn nuôi được xây dựng nhằm thiết lập khung pháp lý tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, vấn đề quản lý giống vật nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi, thức ăn và điều kiện để chăn nuôi được đề cập. Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo giá trị kim ngạch xuất khẩu, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lập khung pháp lý ngành chăn nuôi

Chiều 1/6, Quốc hội đã nghe các báo cáo về dự án Luật Chăn nuôi.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho biết, ngành chăn nuôi gồm 2 lĩnh vực chủ yếu là các hoạt động chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo 3 văn bản pháp lý là Pháp lệnh số 16 về giống vật nuôi do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành ngày 24/3/2004; Nghị định số 8/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 và Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 do Chính phủ ban hành thay Nghị định số 08.

Tính đến nay, Pháp lệnh số 16 ra đời đã được 14 năm; Nghị định số 08 đã ban hành được 8 năm, trong khi ngành vẫn chưa có luật.

Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, sản lượng sản phẩm đã tăng trưởng gấp đôi trong thời gian 13 năm. Từ chỗ cả nước chỉ sản xuất được 2,5-2,7 triệu tấn thịt (năm 2005), đến nay tăng lên gấp đôi, đạt 5,4 triệu tấn. Sữa tăng từ 100.000 tấn (năm 2005), nay lên đến 800.000 tấn. Sản lượng trứng từ chỗ chỉ 4-4,5 tỷ quả (năm 2005), thì năm 2016 đạt trên 9 tỷ quả.

Đối với ngành thức ăn chăn nuôi, từ chủ yếu sử dụng thức ăn đơn, phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi tận dụng, đến nay, cơ bản đã sử dụng thức ăn công nghiệp ăn trực tiếp và Việt Nam đã có ngành sản xuất, kinh doanh thức ăn công nghiệp rất lớn với sản lượng năm 2016 đạt trên 20 triệu tấn (năm 2005 đạt 5 triệu tấn).

Cùng với việc phát triển mạnh, ngành chăn nuôi cũng phát sinh nhiều hệ lụy như vấn đề dịch bệnh; việc chăn nuôi trong khu dân cư, phát triển thiếu quy hoạch; kinh doanh giống giả, giống kém chất lượng; thức ăn kém chất lượng, sử dụng kháng sinh, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng…

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành chăn nuôi cũng bộc lộ bất cập như chưa bao quát, điều chỉnh hết các hành vi có trong thực tế sản xuất, kinh doanh; một số quy định không còn phù hợp với các đạo luật mới và với thông lệ quốc tế… Đây là những vấn đề cần khắc phục.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dự án Luật Chăn nuôi được xây dựng nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, kinh tế, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội. Thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo giá trị kim ngạch xuất khẩu, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Dự án Luật Chăn nuôi được xây dựng gồm 8 chương, 65 điều quy định về quản lý các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi động vật cảnh và động vật bán hoang dã gây nuôi; xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi. 

Bổ sung quy định về kiểm tra chất lượng TĂCN

Theo Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Chăn nuôi của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chương quản lý thức ăn chăn nuôi được quy định từ Điều 29 đến Điều 37 của Dự thảo Luật. Đa số ý kiến thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với việc cần phải quản lý thức ăn chăn nuôi.

 Tuy nhiên, Ủy ban Thẩm tra đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc quy định về kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu để tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, gây phiền hà cho doanh nghiệp; đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi. Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh sửa quy định về quản lý, về điều kiện của cơ sở sản xuất, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, Dự thảo Luật quy định thức ăn chăn nuôi phải được khảo nghiệm trong trường hợp có kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi không có tên trong danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 29 của Luật này. Do dó, Ủy ban Thẩm tra đề nghị, Ban soạn thảo phân biệt rõ các hoạt động khảo nghiệm phục vụ quản lý nhà nước, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quy định việc quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi theo hướng hậu kiểm, thừa nhận hợp chuẩn, hợp quy; bổ sung quy định về sử dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho người làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Về nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh, Dự thảo Luật quy định không sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm. Ủy ban Thẩm tra nhận thấy, việc sử dụng chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để trị bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y. Tồn dư kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm chăn nuôi vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vì vậy, không khuyến khích sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, Ủy ban Thẩm tra nhất trí với các nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh quy định tại Điều 34 của Dự thảo Luật.

Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, giải trình cơ sở khoa học của quy định chỉ sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi; đồng thời chỉnh sửa các quy định về nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh cho rõ ràng, khả thi hơn.

Cần quy định cụ thể quản lý danh mục giống vật nuôi

Tại Mục 2, Chương II của Dự thảo Luật quy định về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, trong đó có quy định về nguyên tắc quản lý chất lượng giống vật nuôi; danh mục giống vật nuôi; công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi; xuất bán giống vật nuôi; quy định về nhãn giống vật nuôi, quảng cáo giống vật nuôi theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007,...

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, việc quản lý giống vật nuôi theo 3 danh mục giống vật nuôi như trong Dự thảo Luật là cần thiết và phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, đồng thời đáp ứng quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.

Tuy nhiên, Ủy ban Thẩm tra đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và tiếp thu một số ý kiến sau: Quy định cụ thể, rõ ràng việc quản lý đối với từng loại danh mục giống vật nuôi, nhất là đối với danh mục giống vật nuôi quý hiếm cần phải bảo tồn; Rà soát lại các căn cứ, thẩm quyền ban hành 3 danh mục nêu trên; bổ sung quy định định kỳ cập nhật các danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật có liên quan; Quy định quản lý giống vật nuôi theo phẩm cấp khác nhau để bảo đảm cung cấp con giống đạt chuẩn và chất lượng; Quy định rõ hơn việc quản lý giống vật nuôi thuần chủng của Việt Nam, giống vật nuôi nhập khẩu để giữ gìn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi truyền thống, tiếp cận được những nguồn gen của các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhập khẩu từ nước ngoài; Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; Khuyến khích việc xuất khẩu, chuyển giao giống vật nuôi từ Việt Nam ra nước ngoài cho phù hợp với tinh thần của Luật Chuyển giao công nghệ.

Nhất trí khảo nghiệm giống vật nuôi mới

Mục 4, Chương II của Dự thảo Luật quy định về khảo nghiệm, công nhận giống vật nuôi mới. Nội dung này được biên tập theo hướng giảm rõ nét các trường hợp phải khảo nghiệm, xã hội hóa khảo nghiệm. Dự thảo cũng không quy định về hoạt động kiểm định vì đó là hoạt động của doanh nghiệp, không cần điều chỉnh bởi pháp luật.

Ủy ban Thẩm tra nhất trí với việc cần phải khảo nghiệm giống vật nuôi mới trước khi đưa vào sản xuất và kinh doanh. Để tạo điều kiện đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật trong nước và thế giới trong lĩnh vực giống vật nuôi vào sản xuất, kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp thì nên giao tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi tự khảo nghiệm theo các nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước quy định và chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình tạo ra; đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm về vấn đề này.

Ủy ban Thẩm tra cũng đề nghị Ban soạn thảo bổ sung các quy định về khảo nghiệm giống vật nuôi đang trong quá trình nghiên cứu cùng với việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhưng đã được sử dụng trong thực tế; giống vật nuôi mới được tạo ra từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được đánh giá, nghiệm thu đạt kết quả tốt; quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi mới được công nhận.

 
 
Theo Dương Thanh/kinhtenongthon.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm295
  • Hôm nay74,732
  • Tháng hiện tại779,845
  • Tổng lượt truy cập90,843,238
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây