Học tập đạo đức HCM

Vệ sinh môi trường nông thôn: Cần sự chung tay của toàn xã hội

Thứ bảy - 20/08/2016 23:01
Những năm gần đây, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường nông thôn.
Cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn
 
Hiện rất nhiều địa phương, mà nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon, xác động vật chết, đường thôn, ấp, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt. Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh hiện chưa phát triển đúng mức.

 Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người dân coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tư tưởng rất thiển cận "Sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng dân cư nông thôn khi cơ sở thu gom xử lý rác thải còn ít.
 
Song song đó, vấn đề mất vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay một phần do lượng lớn rác thải với các chợ vùng nông thôn mà chưa có biện pháp thu gom xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân huỷ tự nhiên, nên nó ảnh hưởng nặng nề cho môi trường xung quanh và công tác bảo vệ môi trường chung của địa phương. Đó là chưa kể lượng rác, chất thải trong chăn nuôi, nhu cầu phát triển kinh tế của người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu cũ, phân và nước cùng thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm không qua xử lý cứ vô tư thải ra rãnh nước đường làng, mương máng, sông, ao hồ. Gặp lúc trời mưa, chỗ nào thuận thì trôi đi, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc.


Đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và nguồn nước, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao trong cộng đồng. Hiện nay, từ môi trường nông thôn cho đến thành thị, còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau xanh.

Điều này rất có hại cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta trong hiện tại cũng như lâu dài. Vì thế, người sản xuất cần nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng. Giải pháp để bảo vệ môi trường nông thôn thông dụng nhất hiện nay mà các hộ gia đình cần làm đó là nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác, chôn lấp hoặc bỏ đúng nơi quy định để đội vệ sinh mang đi chôn lấp hoặc xử lý tập trung để làm phân hữu cơ bón cho cây, hoặc đồng ruộng. Nước thải và phân trong chăn nuôi cần được xử lý bằng cách xây hầm biogas, phân phải được ủ trước khi sử dụng, không thải trực tiếp nước, phân ra môi trường.

Trong sản xuất nông nghiệp, nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hãy thu vỏ chai, lọ, vỏ bao đựng đến nơi quy định để xử lý. Nên tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học, không nên dùng phân tươi bón trực tiếp cho rau xanh, hoa mầu để phát tán ra môi trường.
 
Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế nông thôn đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Do vậy, vấn đề rác thải nông thôn đang rất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường nông thôn.
Nguồn Hải Hà/mtnt.hoinongdan.org.vn

 
 Tags: môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập397
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại831,159
  • Tổng lượt truy cập90,894,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây