Bổ sung đủ dinh dưỡng cho đất trồng cam
Tỉnh Hòa Bình có diện tích cam 2.600ha; tập trung chủ yếu ở 2 huyện Cao Phong: 1.500ha; Tân Lạc: 500ha… Đất trồng cam chủ yếu là đất đồi màu vàng tạo ra qua quá trình phong hóa đá feranit, có tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng, pH từ 5 - 5,5. Nhưng trải qua hàng chục năm qua, người trồng cam tìm mọi cách vắt kiệt “sức” của đất bằng bón nhiều phân hóa học và phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật, khiến một số vườn cam dần bị giảm năng suất, chất lượng.
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng giúp người trồng cam có mùa bộii thu. ảnh: Internet
Để khắc phục tình trạng trên, từ nhiều năm nay, các hộ trồng cam đã dùng phân Văn Điển để bón rất hiệu quả. Cam có bộ rễ sâu, tán rộng, năng suất cao nên yêu cầu lượng dinh dưỡng rất lớn. Đất trồng cam của Hòa Bình chủ yếu trồng trên đất đồi dốc nên việc rửa trôi phân bón và dinh dưỡng rất mạnh nhất là khi gặp mưa. Lân Văn Điển là loại lân chậm tan, chỉ tan trong dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi.
Thiếu Zn lá non nhỏ và có các bệnh dưới gân lá, triệu chứng giống bệnh Greening thường gặp ở đất quá chua hoặc quá kiềm. Thiếu Mg, lá già có những vệt vàng cả 2 mặt gân lá chính bắt đầu từ ngọn lá, bị nặng lá sẽ bị rụng. Thiếu Mn giống với triệu chứng thiếu Zn chỉ khác là lá có các vệt màu xanh nhạt chứ không phải màu vàng. Thiếu Fe giống như triệu trứng thiếu Zn, thiếu Mn, nhưng chỉ xuất hiện ở những lá non. Thiếu vi lượng làm cây mất cân đối dinh dưỡng dễ xảy ra bệnh khảm vàng lá, rụng hoa, rụng quả non.
Thành phần dinh dưỡng trong lân Văn Điển: P2O5: 15-17%, CaO; 28-34%, MgO: 15-18%, SiO2: 24-30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe… Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân đa yếu tố NPK chuyên dùng bón cho cam do thành phần chính có lân Văn Điển nên nó cũng có đầy đủ tính năng và tác dụng như vậy.
Cách bón phân Văn Điển cho cam
Đối với cam thời kỳ kinh doanh: Số lượng phân đầu tư tùy theo độ tuổi cây và năng suất. Trong năm kết hợp bón phân hữu cơ với phân Văn Điển. Chia làm 4 đợt bón: Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả, giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Bón 1 gốc từ 10-15kg phân hữu cơ, 1-3kg lân Văn Điển. Ba đợt sau bón bằng loại phân NPK Văn Điển: 12-5-10 hoặc 12-8-12, 12-12-17.
Đợt 2: Bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và lộc xuân. Cam từ 4 đến 7 năm, bón 1 gốc 1-1,5kg; cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg; cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg. Đợt 3: Sau khi ra quả sinh lý (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả - cam từ 4-7 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg. Cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 1,5-2kg, cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg. Đợt 4: trước khi thu hoạch 1-1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt.
Cam từ 4-7 năm bón 1 gốc 2-2,5kg, cam từ 8-11 năm, bón 1 gốc 2,5-3kg; cam trên 11 năm bón 1 gốc 3,5-4kg. Cách bón : Xới đất, làm cỏ, rải phân theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40-50cm, lấp đất. Nếu đất khô phải tưới đủ ẩm. /.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã