Dư nợ toàn ngành ngân hàng cho chăn nuôi lợn tính đến thời điểm cuối tháng 4/2017 gần 30.000 tỷ đồng, với số lượng bà con hộ nông dân và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi lợn là 506.058 khách hàng đang còn dư nợ; dư nợ chủ yếu là của cá nhân, hộ gia đình, khoảng 25.800 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 90% tổng dư nợ, 10% còn lại dành cho DN, HTX, mô hình liên kết. Riêng tổng dư nợ Agribank đối với ngành chăn nuôi lợn tính đến thời điểm 20/4/2017 đạt trên 27.000 tỷ đồng với 281.965 khách hàng, trong đó: dư nợ hộ gia đình và cá nhân trên 23.000 tỷ đồng (chiếm 85,84%/tổng dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn); dư nợ còn lại là cho vay doanh nghiệp, trang trại, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y… Đầu tư phát triển “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ của Agribank. Nguồn vốn Agribank chiếm 51% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng đầu tư nông nghiệp, nông thôn. Agribank hiện triển khai 07 chương trình tín dụng chính sách, 02 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững. Chỉ tính riêng năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, Agribank đã 12 lần giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, đồng hành cùng hàng triệu khách hàng hộ sản xuất, khách hàng doanh nghiệp hướng dòng vốn vào phát triển sản xuất, kinh doanh. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025