Theo đề án, hoạt động khai thác hải sản phải được sắp xếp phù hợp với từng nghề, từng ngư trường và kiểm soát được hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đời sống cộng đồng ngư dân ven biển...
Cụ thể, tại vùng biển ven bờ và vùng lộng, đề án sẽ xây dựng bản đồ phân bố ngư trường, nghề, loài hải sản khai thác; phân quyền quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn cho các địa phương; đồng thời hỗ trợ ngư dân chuyển sang làm các ngành nghề khác như: nuôi trồng thủy sản, khai thác xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, các dịch vụ khác...
Đối với vùng biển xa bờ, cần xây dựng và thực hiện quy hoạch cơ cấu nghề, phân bổ số lượng tàu khai thác phù hợp với khả năng của nguồn lợi ở vùng biển này; nhân rộng mô hình tổ chức (tổ đội, hợp tác xã) sản xuất trong khai thác hải sản. Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán, ký kết hợp tác nghề cá với các nước có tiềm năng nguồn lợi hải sản trong khu vực, quốc tế nhằm đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác ở các vùng biển nước ngoài.
Góp ý cho đề án, nhiều đại biểu cho rằng hiện tổn thất sau thu hoạch trong lĩnh vực khai thác hải sản Việt Nam vẫn còn cao 20% nên cần có chính sách, giải pháp giảm lượng tổn thất. Những chính sách đầu tư nguồn lao động cho các tàu cá hay những chính sách thu hút, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tàu dịch vụ nghề cá, cảng cá, bến cá... vẫn chưa được đề cập đến trong đề án.
Đỗ Hương
Nguồn:chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã