Học tập đạo đức HCM

Xu hướng đầu tư mới từ Việt Nam sang Nhật Bản

Thứ sáu - 14/07/2017 18:49
Việc FPT đã có hơn 500 nhân viên làm việc tại Nhật Bản là một minh chứng cho cơ hội đầu tư của Việt Nam ở xứ xở hoa anh đào.
Trên 80 doanh nghiệp tỉnh Kanagawa đầu tư vào Việt Nam
Tại Hội thảo kinh tế Việt Nam – Kanagawa chiều 13/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng các nhà đầu tư Nhật Bản và tạo điều kiện tốt nhất cho các dự án đầu tư của Nhật Bản hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam.
Với tỉnh Kanagawa nói riêng, Việt Nam luôn sẵn sàng đón nhận những mặt hàng có chất lượng về cơ khí chính xác, y tế, điện tử… do tỉnh sản xuất.
Vui mừng thông báo những kết quả hợp tác hai nước đã đạt được, Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội Kitagawa Hironobu cho biết, năm 2016 đã có rất nhiều doanh nghiệp đến trao đổi và làm việc tại văn phòng đại diện của JETRO ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trung bình hàng tháng có 200-300 doanh nghiệp. Nếu so sánh với các văn phòng JETRO tại các quốc gia khác thì đây là con số rất lớn, chứng tỏ doanh nghiệp Nhật Bản đang có sự quan tâm lớn đối với Việt Nam.
Bên cạnh đó, hiện nay đã có rất nhiều địa phương Nhật Bản quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam và triển khai những hoạt động tích cực để xúc tiến đầu tư thương mại với Việt Nam. Trong đó, tỉnh Kanagawa là một trong những địa phương có những giao lưu kinh tế rất tích cực và chủ động với Việt Nam thời gian qua. Hiện đã có trên 80 doanh nghiệp tỉnh Kanagawa đầu tư tại Việt Nam.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết thêm, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mới, đó là hội nhập trong và ngoài khu vực. Qua đó, doanh nghiệp Nhật Bản có thể coi Việt Nam như là một căn cứ để sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ra toàn thế giới. Việc doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam cũng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình để có thể hướng ra thị trường thế giới.
Đặc biệt, gần đây một xu hướng mới của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản đã xuất hiện, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, IT. Việc FPT đã có hơn 500 nhân viên làm việc tại Nhật Bản là một minh chứng cho cơ hội đầu tư của Việt Nam ở đất nước hoa anh đào.
Về phía Đại diện đại sứ quán Nhật Bản thì cho biết, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi động từ năm 2003 và Nhật Bản đã phối hợp với các cơ quan chính phủ Việt Nam để có những cải thiện hơn nữa về môi trường kinh doanh dựa trên cơ sở những ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có cả doanh nghiệp của tỉnh Kanagawa.
“Nắm tay” xây dựng tương lai mới
Nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư, Thứ trưởng Trung khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và doanh nghiệp tỉnh Kanagawa nói riêng hoạt động thuận lợi tại Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, theo ông Kitagawa Hironobu, một trong những hoạt động quan trọng của JETRO là thành lập Trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Và khi doanh nghiệp Nhật Bản muốn triển khai đầu tư ra nước ngoài, thì trung tâm này cung cấp những dịch vụ như cho thuê văn phòng ngắn hạn, tư vấn… để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hiện nay văn phòng JETRO tại Hà Nội cũng thành lập trung tâm về hỗ trợ kinh doanh này, rất nhiều doanh nghiệp của tỉnh Kanagawa đã sử dụng dịch vụ này và thành công. Điều này không chỉ giúp quảng bá tốt sức cạnh tranh của tỉnh Kanagawa, mà còn phát đi bức thông điệp về tính hấp dẫn của tỉnh.
Ông Kitagawa Hironobu bày tỏ, JETRO sẽ không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản, mà còn cả doanh nghiệp Việt Nam để thu hút đầu tư Việt Nam và Nhật Bản. JETRO sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giữ vai trò làm cầu nối đầu tư giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.
Còn theo Thống đốc tỉnh Kanagawa, ông Yuri Kuroiwa hy vọng, Việt Nam sẽ coi Kanagawa là một điểm đến đầu tư lý tưởng, bởi Kanagawa có rất nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi cho đầu tư. Đặc trưng của Kanagawa là khu vực có dân số 9,1 triệu người, nằm gần hai sân bay lớn của Tokyo, GRDP toàn tỉnh đạt 275,9 tỷ USD, tương đương với cả đất nước Phần Lan và thấp hơn một chút so với Hong Kong và Philippines. Đặc biệt, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, tỷ trọng ký học giả lớn nhất Nhật Bản với khoảng 63.000 nhà nghiên cứu. Với 3 đặc khu kinh tế phát triển, Kanagawa là nơi tập trung các tập đoàn lớn nhất Nhật Bản đến đầu tư.
Thống đốc tỉnh Kanagawa  cho biết, là tỉnh đã từng có cơ cấu dân số vàng, nhưng dự báo đến năm 2050 Kanagawa sẽ có cơ cấu dân số già, người già sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn, đặc biệt người cao tuổi và siêu cao tuổi. Đây là vấn đề rất lớn mà tỉnh Kanagawa phải giải quyết, đặc biệt các vấn đề về y tế và nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế.
Trong bối cảnh đó, Kanagawa đã và đang xây dựng hệ thống y tế hiện đại, phát triển các thiết bị hỗ trợ dự báo thảm họa, thiên tai, máy móc tối tân…
“Trong tương lai, thế giới của chúng ta sẽ phần lớn là những người già tóc bạc, như vậy làm sao để làm cho tất cả mọi người đều có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Đó cũng là lý do tỉnh Kanagawa được mệnh danh là “Smile Kanagawa”, một tỉnh với toàn niềm vui và nụ cười. Kanagawa mong muốn nắm tay với Việt Nam để cùng xây dựng một tương lai mới thực sự tốt đẹp trong thời gian tới” ông Yuri Kuroiwa bày tỏ./.
Ngày 5/6 vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Nhật Bản, tháp tùng có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan liên quan đã tham gia và trao đổi về môi trường đầu tư, chính sách của Việt Nam. Dưới sự chứng kiến của các thủ tướng, hai nước đã tiến hành lễ trao 3 chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, và 33 thỏa thuận hợp tác đầu tư. Có thể nói đây là hội nghị lớn nhất liên quan đến đầu tư tại Việt Nam và số lượng người tham dự hội nghị này lên đến 1.500 người. Tiếp theo hội nghị đó, JETRO đã tổ chức buổi giao lưu, kết nối kinh doanh và hy vọng sẽ có nhiều dự án được triển khai, ký kết giữa hai bên trong thời gian tới. 
Trang Trần/ kinhtevadubao.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay41,861
  • Tháng hiện tại838,559
  • Tổng lượt truy cập90,901,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây