Học tập đạo đức HCM

Chọn tạo các giống vật nuôi theo năng suất tối ưu

Thứ hai - 12/07/2021 00:41
Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Văn Đức đóng góp những ý kiến về đổi mới nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi.
PGS. TS Nguyễn Văn Đức, Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: NH.

PGS. TS Nguyễn Văn Đức, Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: NH.

Là một cán bộ khoa học già nhưng vô cùng phấn khởi khi được biết sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng đối với việc tìm các giải pháp tốt nhất cho sự phát triển công tác nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, bức thư ngỏ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về việc tìm các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn góp phần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm đưa ngành chăn nuôi lên một vị thế mới, đó là sản phẩm chăn nuôi nhiều hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn và hiệu quả chăn nuôi cao hơn và bền vững hơn.

Với tư cách là Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam, tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau:

Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo, đó là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Khoa học và công nghệ đã và sẽ trở thành lực lượng sản xuất chính và mang lại hiệu quả cao nhất. Để khoa học và công nghệ tiếp tục đóng góp cho kinh tế, xã hội trước hết phải có chính sách phù hợp trong nghiên cứu khoa học, của các cơ quan nghiên cứu và của các lĩnh vực khoa học, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực mũi nhọn của quốc gia, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà cản trở trong nghiên cứu.

Thứ hai, cần coi trọng giáo dục và phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đầu tư cho khoa học công nghệ là đầu tư cho tăng trưởng bền vững.

Sản phẩm lợn ỉ nhân bản bằng phương pháp soma tai tại Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT. Ảnh: TL.

Sản phẩm lợn ỉ nhân bản bằng phương pháp soma tai tại Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT. Ảnh: TL.

Thứ ba, cần tháo gỡ hệ thống cơ chế chính sách để các đơn vị sự nghiệp khoa học không bị ràng buộc, bởi cần xem lại cơ chế tự chủ nửa vời mang tính chất tự túc là chính, trong đó cơ chế chính sách về đất đai và sử dụng tài sản công để phát huy hiệu quả cao nhất.

Không giải phóng được nguồn lực không thể tạo ra được động lực, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, năng lực của các nhà khoa học trong các tổ chức nghiên cứu. Cần phải mạnh dạn cởi trói cho khoa học bằng các cơ chế chính sách thích hợp.

Thứ tư, cần phải rà soát lại các công trình nghiên cứu, các giải pháp về giống và các bộ giống/dòng hiện có để xây dựng chiến lược về giống tầm quốc gia. Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học khi các cơ quan quản lý Nhà nước đặt hàng phải xuất phát từ thực tiễn sản xuất và phải bố trí nguồn kinh phí phù hợp để nhà khoa học làm mới đạt được hiệu quả. Phải thực hiện khoán theo sản phẩm và cơ chế chịu trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu.

Thứ năm, kiên quyết tổ chức lại hệ thống các Viện nghiên cứu và Trường Đại học công lập theo hướng tinh gọn, không trùng lắp, hiệu quả, giảm các khâu trung gian không cần thiết.

Hiện tại, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu không đồng bộ, chưa đáp ứng được điều kiện nghiên cứu dẫn đến lãng phí lớn và kết quả nghiên cứu chưa đạt được hiệu quả cao.

Nhà nước cần phải đầu tư tập trung nguồn ngân sách Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để thực hiện những nghiên cứu về vật nuôi, những nhiệm vụ công ích như bảo tồn nguồn gen động thực vật, vi sinh vật, nuôi giữ giống gốc, nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Cần phải coi trọng việc đào tạo con người xứng tầm với các công nghệ tiên tiến.

Cần tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống vật nuôi theo định hướng 'năng suất tối ưu', không nên chạy theo 'năng suất tối đa'. Ảnh: TL.

Cần tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống vật nuôi theo định hướng “năng suất tối ưu”, không nên chạy theo “năng suất tối đa”. Ảnh: TL.

"Thứ sáu, cần tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống vật nuôi theo định hướng “Năng suất tối ưu”, không nên chạy theo “năng suất tối đa”. Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn, khai khác và phát triển hiệu quả hơn nữa nguồn gen của các giống vật nuôi bản địa, đồng thời phải khai thác tốt hơn nguồn gen ngoại nhập." PGS.TS. Nguyễn Văn Đức.

Ứng dụng công nghệ mới nhằm đẩy nhanh tốc độ cải thiện di truyền, tăng năng suất, chất lượng, sức khỏe vật nuôi, bảo vệ nguồn giống vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng, cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong chọn tạo giống, đặc biệt giống vật nuôi bản địa để tạo nên hệ thống giống phù hợp với chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ.

Thứ bẩy, trong các nghiên cứu cơ bản như tạo gia súc nhân bản, sản xuất vacxin, công tác bảo tồn giống vật nuôi, … cần có chương trình định hướng, kế hoạch dài hơi, thay đổi phương thức đặt hàng giao các đề tài, nhiệm vụ bị khống chế thời gian quá ngắn theo nhiệm kỳ hành chính, nhất là trong công nghệ sinh học.

Thứ tám, cần có cơ chế liên kết giữa các nhà nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp và các tổ chức ngành nghề nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm chất lượng, hiệu quả, bền vững để không còn “được mùa mất giá hay cứu trợ” đối với các sản phẩm tạo ra.

“Đối với các Hội và Hiệp hội ngành chăn nuôi, thú y và thủy sản, cần có cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khai thác tối đa những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của các nhà khoa học để giúp Bộ NN-PTNT trong việc phản biện, xây dựng các cơ chế chính sách định hướng cho ngành, đặc biệt làm trọng tài trong việc đánh giá các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực của ngành.” PGS.TS. Nguyễn Văn Đức, Hội Chăn nuôi Việt Nam.

https://nongnghiep.vn/chon-tao-cac-giong-vat-nuoi-theo-nang-suat-toi-uu-d296556.html
Theo Lê Bền - Nguyên Huân ghi/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay38,724
  • Tháng hiện tại696,793
  • Tổng lượt truy cập90,760,186
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây