Học tập đạo đức HCM

Chú Nguyễn Trường Giang – Một nông dân biết vượt khó, thoát nghèo

Thứ tư - 29/04/2020 10:09
Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh đẩy mạnh thực hiện việc cải tạo vườn tạp, tận tụng đất trống sân vườn, bờ bao khuôn hộ để trồng hoa màu, cây ăn trái. Từ mô hình sản xuất này mà nhiều hộ nông dân không những thoát được nghèo mà từng bước vươn lên làm giàu. Hộ chú Nguyễn Trường Giang, ở khóm 1, thị trấn U Minh, huyện U Minh là một điển hình.



Chú Giang chăm sóc những giàn đậu đũa của gia đình.
 

Hơn 5 năm trở về trước, gia đình Nguyễn Trường Giang, ở khóm 1, thị trấn U Minh, huyện U Minh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Nhà ít đất sản xuất, cả 2 vợ chồng chú không ai có nghề nghiệp ổn định, cuộc sống chủ yếu dựa vào quán giải khát nhỏ trước nhà. Kinh tế khó khăn, thiếu thốn, sau nhiều đêm trăn trở, chú Giang suy nghĩ phải làm thêm cái gì đó để cuộc sống thoát cảnh túng thiếu, chật vật. Vốn liếng không có, công lao động không nhiều nên đầu năm 2015, chú Giang quyết định cải tạo hết phần đất trống gần 700 m2  xung quanh nhà đang ở để trồng hoa màu nhằm kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Với diện tích trên, năm đầu chú trồng các loại rau màu như hành, hẹ, cải xà lách, cải ngọt, đậu bắp… Từ mô hình sản xuất này, ngày nào gia đình chú cũng có “đồng vô, đồng ra” mà không còn phải túng thiếu như trước. Những lúc vào mùa thu hoạch chính, gia đình mỗi tháng có thu nhập trên 5 triệu đồng, mỗi năm cũng có thu nhập cho kinh tế gia đình cũng được vài chục triệu đồng. Nhờ vậy, mà kinh tế gia đình chú ngày càng ổn định hơn trước.
 



Rẫy bồ ngót của gia đình chú Giang luôn phát triển xanh tốt.
 

Thấy trồng hoa màu có hiệu quả, nhanh thu hoạch, ngày nào cũng có tiền vô nên từ năm 2015 đến nay chú Giang vẫn kiên trì thực hiện mô hình trồng hoa màu của mình. Vào mùa hạn năm nay, thấy thời tiết nóng quá, sợ các loại hoa màu như hành, hẹ, cải… không chịu nổi nên chú Giang chuyển qua trồng đậu đũa và bồ ngót. Chú Giang cho biết: “Theo kinh nghiệm trồng màu của tôi, đậu đũa và bồ ngót có sức chịu hạn tốt hơn những loại hoa màu khác. Nhưng muốn trồng đạt năng suất cao, khâu chăm sóc là rất cần thiết, ngày nào cũng tưới nước 2 lần, vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Một vụ trồng có thể bón từ 1 đến 2 lần phân lân để cung cấp thêm dinh dưỡng cho hoa màu phát triển nhanh. Đối với đậu đũa, cây bồ ngót trồng rất đơn giản, công chăm sóc ít, chi phí đầu tư không nhiều. Trước khi trồng nên dọn sạch cỏ dại nơi định trồng, rồi lên giồng, ngang từ 1 đến 1,2 mét, chiều cao mặt giồng từ 2 đến 2,5 tấc. Đối với đậu đũa, trước khi xuống giống, mặt giồng phải được xới cho tơi xốp. Mỗi giồng trồng 2 hàng. Sau khi trồng xong, dùng rơm rạ phủ lên mặt giồng để giữ ẩm cho đất, giúp hạt mau nẩy mầm và cây nhanh phát triển. Đối với cây bồ ngót, cách trồng đơn giản hơn. Sau khi cải tạo đất, chỉ cần kiếm thân cây bồ ngót về cắt ngắn từng đoạn khoảng 2,5 tấc rồi giâm xuống đất. Mỗi cây cách nhau từ 1 đến 2 tấc như vậy là được không cần phải làm gì thêm. Sau khi trồng từ 60 đến 70 ngày, đậu đũa và bồ ngót sẽ cho thu hoạch. Đậu đũa sau khi thu hoạch được 2 đến 3 tháng thì sẽ tàn và phải nhổ lên trồng vụ khác. Còn cây bồ ngót trồng một lần thu hoạch được nhiều lần. Hiện nay, rẫy đậu đũa, bồ ngót của gia đình tôi đang trong thời kỳ thu hoạch. Bồ ngót 1 tuần cắt bán 1 lần, mỗi lần 15 đến 20 kg, trên thị trường mỗi ký bán với giá 20.000 đồng. Đậu đũa thu hoạch hàng ngày và mỗi ngày cắt bán được 10 đến 15 kg, mỗi ký bán được 15.000 đồng. Theo thu nhập như hiện nay, trong 1 tuần, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi cũng kiếm được khoản 1 triệu đồng”.

Nhờ cần cù, chịu khó, chí thú làm ăn, nhất là từ khi thực hiện mô hình trồng hoa màu đến nay kinh tế gia đình chú Nguyễn Trường Giang, ở khóm 1, thị trấn U Minh, huyện U Minh không những thoát cảnh nghèo khó, túng thiếu mà từng bước được vươn lên, ổn định cuộc sống. Mong rằng, mô hình trồng hoa màu của chú Giang cần được nhân rộng để cho nhiều người học tập trồng theo để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình.

Theo Hùng Phước/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,349
  • Tổng lượt truy cập90,875,742
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây