Học tập đạo đức HCM

Chuyện lạ Bến Tre: Nuôi bò không phải đợi bán bò mới thu được tiền, mà bán phân bò cũng kiếm tiền triệu

Thứ ba - 22/06/2021 19:53
Ở Bến Tre, người dân nhiều vùng đang giàu lên nhờ nuôi bò, không chỉ bán bò mới thu được tiền, chỉ tính riêng bán phân bò nông dân cũng đã thu được tiền triệu mỗi tháng.

Hơn chục năm qua, do diễn biến khí hậu phức tạp, hạn mặn tăng cao nên trồng lúa kém hiệu quả, nông dân Bến Tre nổi lên phong trào nuôi bò. Năm 2020, đàn bò của tỉnh Bến Tre có hơn 200.000 con, tập trung hơn một nửa ở huyện Ba Tri.

Bò ở Bến Tre được nông dân nuôi nhốt, cho ăn rơm, cám và cỏ. Do bò giống được lai từ những nguồn gen trội nên bò thịt có chất lượng rất cao, trọng lượng bò thịt xuất bán có thể đạt 700kg, gần gấp đôi bò bản địa.

Chuyện lạ Bến Tre: Nuôi bò không phải đợi bán bò mới thu được tiền, mà bán phân bò cũng kiếm tiền triệu - Ảnh 1.

Không phải đợi đến lúc bán bò nông dân mới thu được tiền, phân bò là phụ phẩm của quá trình chăn nuôi cũng được người dân phơi khô để bán. Phân bò khô rất được những nhà vườn trồng cây ăn quả hoặc trồng hoa ưa chuộng.

Được biết đến như là một trong những người đầu tiên chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò trong vùng, ông Trần Văn Minh ngụ xã An Bình Tây (huyện Ba Tri) cho biết: "Tôi nuôi bò đến nay hơn 20 năm rồi. Tôi nuôi 6 con bò mẹ, mỗi năm đẻ được 6 con bò con. Một con bò con nuôi 5 tháng là bán được hơn 25 triệu đồng. Mỗi năm tiền bán bò con là hơn 150 triệu đồng.
Chuyện lạ Bến Tre: Nuôi bò không phải đợi bán bò mới thu được tiền, mà bán phân bò cũng kiếm tiền triệu - Ảnh 2.

Ông Trương Hiếu Nghĩa đang phơi phân bò thuê (Ảnh: Nguyễn Cường).

Phân bò cũng không phải thứ bỏ đi, chừng hơn 20 ngày là tôi bán được một triệu đồng tiền phân. Phân dọn ra phơi 2 ngày là khô, xong đóng bao bán cho thương lái một nghìn đồng/kg".

Cách nhà ông Minh không xa, gia đình ông Võ Văn Thiết (ngụ xã An Bình Tây) cũng đang nuôi 5 con bò mẹ. Bò con ông Thiết không bán mà để nuôi lớn bán bò thịt. Vườn nhà ông Thiết để trồng cỏ, cạnh nhà thì xây chuồng nuôi bò, hiên nhà là nơi chất rơm khô còn sân thì để phơi phân bò.

Chuyện lạ Bến Tre: Nuôi bò không phải đợi bán bò mới thu được tiền, mà bán phân bò cũng kiếm tiền triệu - Ảnh 3.

Trước những ngôi nhà là khoảng sân để phơi phân bò (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Nhà tôi có 2 công ruộng (2000m2), ngày trước trồng lúa nhưng mấy năm nay để trồng cỏ nuôi bò. Tôi nuôi 5 con bò mẹ, mỗi năm đẻ được 5 con bò con. Nhà có vườn cỏ cho bò ăn nên tôi nuôi bò con thành bò thịt, nuôi tròn một năm thì bán được hơn 40 triệu đồng mỗi con.

Tiền mua rơm cho cả đàn bò một năm chỉ 10 triệu đồng, mà phân bò phơi khô bán cũng đã được 12 triệu đồng rồi. Nếu tính tất tần tật tiền rơm, tiền cám, tiền cỏ thì một năm tôi chi phí 30 triệu đồng, bò giống do bò mẹ sinh ra nên chỉ mất một lần vốn khi mua bò mẹ ban đầu" ông Thiết nói.

Chuyện lạ Bến Tre: Nuôi bò không phải đợi bán bò mới thu được tiền, mà bán phân bò cũng kiếm tiền triệu - Ảnh 4.

Hiên nhà để chất rơm cho bò ăn còn sân thì để phơi phân bò (Ảnh: Nguyễn Cường).

Trung bình mỗi nhà nuôi từ 5 đến 10 con bò. Bò ăn rơm, nên phân bò cũng khô, chỉ phơi chừng 2 ngày là có thể đóng bao để bán, không bị nặng mùi. Khắp huyện Ba Tri người dân cũng xài nước máy nên không sợ phân bò ảnh hưởng đến chất lượng nước uống.

Phân bò không chỉ giúp người nuôi bò kiếm tiền triệu, những người không nuôi bò thì đi buôn phân bò, đi phơi phân bò thuê cũng có thu nhập khá.

Ông Trương Hiếu Nghĩa (ngụ xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri) năm nay đã hơn 60 tuổi. Ông Nghĩa nhận chăm sóc cho một đàn bò gần nhà vì công việc không mấy nặng nhọc, phù hợp với sức khỏe. Mỗi ngày ông Nghĩa cho bò ăn uống rồi dọn phân bò ra phơi. Một tháng ông Nghĩa được chủ đàn bò trả 6 triệu đồng tiền công.

Chuyện lạ Bến Tre: Nuôi bò không phải đợi bán bò mới thu được tiền, mà bán phân bò cũng kiếm tiền triệu - Ảnh 5.

Ông Trương Hiếu Nghĩa đang phơi phân bò thuê (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà Trần Thị Thành (ngụ xã An Bình Tây) sống bằng nghề buôn phân bò, hàng ngày bà đẩy xe đi khắp xã thu mua phân bò rồi về bán lại cho thương lái. Mỗi tháng bà Thành có thể kiếm được 6 triệu đồng tiền lãi, với đời sống thôn quê thì thu nhập đó khiến bà không lo túng thiếu.

Ở huyện Ba Tri, ngày càng nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên. Điểm đặc biệt là trước những ngôi nhà đẹp hầu hết đều có một khoảng sân để phơi phân bò. Người ta nói vui rằng nhà nào cứ có phân bò phơi là sớm muộn gì cũng có nhà đẹp.

https://danviet.vn/chuyen-la-ben-tre-nuoi-bo-khong-phai-doi-ban-bo-moi-thu-duoc-tien-ma-ban-phan-bo-cung-kiem-tien-trieu-20210622164809287.htm
Theo Nguyễn Cường (Dân Trí)/danviet.vn





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Hôm nay28,883
  • Tháng hiện tại973,947
  • Tổng lượt truy cập91,037,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây