Học tập đạo đức HCM

Đà Nẵng: Vay 200 triệu đồng tái đàn lợn, ông nông dân lãi hơn 500 triệu đồng/năm

Thứ sáu - 21/05/2021 03:14
Thời gian qua, ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Ngọc Tửu (60 tuổi, ở thôn Phú Sơn Tây, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) là một trong những mô hình điển hình.

"Phao cứu sinh" cho nông dân làm giàu

Trò chuyện cùng phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Tửu chia sẻ, trước đây vợ ông đã chăn nuôi lợn nhưng quy mô nhỏ lẻ, còn ông thì làm bác sĩ. Sau khi nghỉ hưu, ông về phụ vợ và mở rộng chuồng trại để nuôi lợn với quy mô lớn, làm hướng phát triển kinh tế tiếp theo cho gia đình.

Ông Tửu nhớ lại, năm 2013, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Hòa Vang Nam Đà Nẵng (Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang Nam Đà Nẵng), ông đã đầu tư 200 triệu đồng cho mô hình chăn nuôi lợn. Ban đầu do nguồn vốn ít nên ông nuôi khoảng 20 con lợn thịt, ngoài ra còn chăn nuôi thêm gà, trồng rau...

Vay vốn Agribank để tái đàn lợn: Ông Tửu lãi hơn 500 triệu đồng/năm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Tửu (ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đổi đời nhờ vay vốn Agribank chăn nuôi lợn. Ảnh: Trần Hậu

"Trong thời gian tới, Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang Nam Đà Nẵng sẽ bám sát định hướng phát triển của địa phương để tiếp tục đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn giúp người nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao thu nhập…".

Ông Ông Văn Quyện

Ông Tửu cho biết thêm, mô hình chăn nuôi lợn đang phát triển thuận lợi thì năm 2019 dịch tả lợn châu Phi bùng phát, đàn lợn hơn 60 con gần xuất chuồng phải tiêu hủy, mất trắng gần 500 triệu đồng, khiến gia đình ông thiệt hại nặng nề. 

Trong lúc khó khăn, ông được Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang Nam Đà Nẵng cho vay vốn, tháng 6/2020 ông đã bắt đầu tái đàn lợn. Hiện đàn lợn của gia đình ông đang phát triển tốt.

"Sau nhiều lần vay trả, đến nay tổng dư nợ của tôi là 1 tỷ đồng, việc được Agribank hậu thuẫn đã giúp tôi và hàng trăm hộ dân khác không lo sợ thiếu vốn. Được Agribank cho vay vốn là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho tôi vững tin tái đàn lợn, ngân hàng thật sự là "phao cứu sinh" cho gia đình tôi vực dậy kinh tế khi mà thiên tai, dịch bệnh luôn hoành hành" - ông Tửu phấn khởi nói. 

Đến nay, trang trại chăn nuôi lợn của ông Tửu có 100 con lợn thịt (mỗi năm nuôi 2 lứa), 20 con lợn giống, cùng đàn gà hơn 1.000 con (3 lứa/năm).
 

Tiếp tục tiếp vốn cho tam nông

Ông Tửu cho biết, nhờ chăn nuôi lợn thịt và bán lợn giống, mỗi năm doanh thu của gia đình đạt khoảng 2 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông lãi hơn 500 triệu đồng/năm.

"Tất cả cơ ngơi tôi có được là nhờ vào nguồn vốn Agribank, nếu không có vốn của Agribank gia đình tôi khó có được như ngày hôm này. Nhờ nguồn vốn vay của Agribank mà tôi xây dựng được trang trại chăn nuôi lợn, có thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước rất nhiều, con cái đều ăn học đàng hoàng, tôi cũng mới xây dựng được căn nhà khang trang" - ông Tửu khoe.

Ông Ông Văn Quyện - Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Hòa Vang Nam Đà Nẵng cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã chủ động cung cấp vốn tín dụng cho người dân để phát triển kinh tế, đặc biệt là các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hộ cá thể…

Nhờ được tiếp cận nguồn vốn Agribank kịp thời để đẩy mạnh sản xuất, hàng trăm nông dân ở huyện Hòa Vang đã thoát nghèo bền vững, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.

Trong đó, tiêu biểu như mô hình chăn nuôi lợn của hộ ông Nguyễn Ngọc Tửu (xã Hòa Khương), mô hình trồng lan Mokara của ông Hồ Ngọc Giao (xã Hòa Phước), mô hình trồng nấm của ông Nguyễn Văn Nhi (xã Hòa Nhơn)…

https://danviet.vn/da-nang-vay-200-trieu-dong-tai-dan-lon-ong-nong-dan-lai-hon-500-trieu-dong-nam-20210510155538855.htm
Theo Yến - Trang/danviet.vn







 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,429
  • Tổng lượt truy cập90,862,822
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây