Sở NN-PTNT An Giang cùng Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) tổ chức lễ khánh thành mô hình thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời ở huyện Tri Tôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ban Quản lý Dự án phát triển năng lượng bền vững (Sở NN-PTNT An Giang) phối hợp Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và các đối tác vừa tổ chức lễ khánh thành mô hình thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời.
Mô hình được triển khai tại hộ gia đình ông Chau Hon, ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang từ tháng 5/2020, hoàn thiện và đấu nối với lưới điện vào tháng 12/2020, khai thác điện từ đầu năm 2021.
Hệ thống điện mặt trời có công suất 45kwp, lắp đặt trên diện tích 400m2, phía dưới là nhà màng trồng cây. Các tấm quang năng được thiết kế với độ giãn cách phù hợp, đảm bảo khả năng sinh trưởng của giống cây trồng.
Trung bình mỗi ngày, hệ thống sản xuất được 103kwh điện. Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, dự án đã bán được hơn 4.471kwh điện, tương đương hơn 22 triệu đồng.
Mô hình thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Chau Hon cho biết, gia đình trồng thử nghiệm dưa leo từ tháng 2/2021, cây trồng trong nhà lưới dưới các tấm pin phát triển tốt hơn ruộng đối chứng bên ngoài, tỷ lệ đậu trái khá ổn định. Hiện tại, gia đình ông thu hoạch mỗi ngày hơn 30kg dưa leo, bán giá 10.000 đồng/kg. Trái có mẫu mã quả đẹp và dài, tươi ngon, được bạn hàng đánh giá cao.
Trồng dưa leo dưới các tâm pin năng lượng mặt trời đã giúp gia đình ông Chau Hon thu hoạch mỗi ngày hơn 30kg dưa leo, bán giá 10.000 đồng/kg. Trái có mẫu mã quả đẹp và dài, tươi ngon, được bạn hàng đánh giá cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Ông Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, việc kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời là mô hình mới ở An Giang, cho thấy được hiệu quả bước đầu đã mang lại từ mô hình.
Khi nhìn hình ảnh những tấm pin che trên diện tích đất nông nghiệp, nhiều người nghĩ không canh tác được. Tuy nhiên, khi lựa chọn cây trồng phù hợp, năng suất, chất lượng đạt cao hơn. Cùng trên vùng đất khô cằn, nông dân vừa giữ được thu nhập từ trồng trọt, vừa thu thêm tiền điện bán hàng tháng. Đây là mô hình có thể giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả.
https://nongnghiep.vn/dien-mat-troi-ket-hop-san-xuat-nong-nghiep-d288655.html
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh