Học tập đạo đức HCM

Gục ngã sau lũ, chuyên gia khuyên nên nuôi con này ở miền Trung để thu tiền ngay

Thứ hai - 14/12/2020 06:25
Ngay sau bão lũ ở miền Trung, chuyên gia khuyên việc đầu tiên bà con nông dân ở miền Trung cần làm ngay đó là thay mới chuồng trại và tái đàn ngay gia cầm, kết hợp với chăn nuôi gia súc ăn cỏ (bò, dê) sau đó mới là tái đàn lợn và các loại gia súc khác.
Gục ngã sau lũ, chuyên gia khuyên nên nuôi con này ở miền Trung để thu tiền ngay - Ảnh 1.

Cục trưởng Cục chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương khuyên nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ ở miền Trung để thu tiền ngay

Trả lời về vấn đề này, tại Tọa đàm "Tái cơ cấu nông nghiệp ở miền Trung sau bão lũ, thích ứng với biến đổi khí hậu", ông Nguyễn Xuân Dương - Cục Trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định ở thời điểm sau bão lũ lịch sử ở miền Trung, bà con nông dân nên bắt tay vào nuôi con ngắn ngày như gia cầm, chăn nuôi đàn gia súc ăn cỏ như bò, dê ở vùng cao để khôi phục sản xuất.

Trong chủ trương của Bộ tại cuộc họp mới đây, có ưu tiên khôi phục sản xuất gia cầm và cây ngắn ngày. Tuy nhiên, thời gian qua gia cầm phát triển nóng, có lúc giá tụt thê thảm vì cung vượt cầu. Ngay tại thời điểm này giá một số sản phẩm gia cầm như vịt, gà ta cũng vẫn đang thấp chưa giúp người chăn nuôi có lãi. Liệu rằng chủ trương hỗ trợ như vậy có làm tăng nguy cơ cung vượt cầu?

 Trả lời vấn đề này, Cục trưởng Cục chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương khẳng định là không có chuyện giá gia cầm bị giảm. Cụ thể, Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ mất mát với bà con miền Trung trong những ngày bão lũ lịch sử vừa qua. Đặc biệt là các khu chăn nuôi nông hộ, các trang trại chăn nuôi gia cầm.
 

Tuy nhiên, theo thống kê, ở phương diện toàn ngành, việc thiệt hại ở các tỉnh miền Trung không quá nghiêm trọng đối với toàn ngành chăn nuôi. Đơn cử như thiệt hại ở miền trung đối với đàn gia cầm chỉ mất 0.69%, ở gia súc chỉ mất 0.14% so với cả nước.

Gục ngã sau lũ, chuyên gia khuyên nên nuôi con này ở miền Trung để thu tiền ngay - Ảnh 2.

Tái đàn gia cầm là việc cần làm ngay để tái cơ cấu chăn nuôi ở các tỉnh miền Trung sau lũ

Với những con số thống kê trên, ông Dương khẳng định, việc ưu tiên khôi phục sản xuất gia cầm theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp không hề làm ảnh hưởng đến giá gia cầm của cả nước. Bởi so với cả nước thì lượng gia cầm của miền Trung chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
 

Đúng là những ngày qua việc bão chồng bão, lũ chồng lũ đã gây ra hậu quả nặng nề với bà con nông dân khu vực miền Trung. Tuy nhiên, ngay sau khi có thiên tai xảy ra, chúng ta đã kịp thời xử lý và hỗ trợ ngay.

Theo đó, các đoàn công tác của Bộ NN-NPTNT đã vào tận nơi để khảo sát, phối hợp với địa phương để vừa khắc phục thiệt hại vừa khôi phục sản xuất. Chính vì thế, nhờ các biện pháp hỗ trợ kịp thời nên chúng ta đã thu được kết quả tích cực.

Theo đó, Bộ NNPTNT đã kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ người dân con giống gia cầm 1 ngày tuổi (các con giống này có chất lượng cao được úm, tiêm vắc xin cần thận trước khi cấp cho bà con), họ ít được hỗ trợ 50 con, hộ nhiều được 100 con...) Đồng thời, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các tỉnh hỗ trợ bà con bê, bò giống để bà con chăn nuôi hiệu quả.

Riêng lợn, Cục Chăn nuôi khuyến cáo người dân không nên tái đàn lợn ngay lập tức bởi thời gian nuôi dài và ngay sau khi có đang có dịch tả lợn Châu Phi nên chúng tôi cũng khuyến cáo bà con thận trọng, tái đàn có kiểm soát và theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.

Một tín hiệu đáng mừng là hiện tại, việc hỗ trợ gia cầm của chúng ta đã đạt hiệu quả. Có nhiều hộ đã bán được lứa gia cầm đầu tiên và có thu nhập khá. Để hỗ trợ hiệu quả cho bà con miền Trung, chúng tôi đã lên kế hoạch rất cụ thể, sát thực tế. Đến giờ, chúng tôi đã kêu gọi được các doanh nghiệp hỗ trợ khoảng 17 tỷ đồng, 300.000 tấn thức ăn, 1,1 triệu con giống gia cầm... gửi cho bà con và các tỉnh miền Trung vơi bớt khó khăn và dần khôi phục được sản xuất hiệu quả.

https://danviet.vn/guc-nga-sau-lu-chuyen-gia-khuyen-nen-nuoi-con-nay-o-mien-trung-de-thu-tien-ngay-20201214162629448.htm

Theo H. Liên/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại922,686
  • Tổng lượt truy cập90,986,079
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây