Loài chuột chỉ thích ăn lúa, ăn khoai, ăn rau màu, nhưng chuột rất kỵ với mùi thơm của lá hành. Nắm được bí quyết đó, anh Dũng quyết định mang kiến thức, công nghệ lẫn kinh nghiệm sau 10 năm làm nông nghiệp trên đất nước Nhật Bản về quê hương.
Anh cùng bà nông dân trong thôn trồng hành lá xanh Paro xuất khẩu sang Nhật Bản. Nông dân các thôn rất phấn khởi khi thấy cánh đồng hành lá xanh bát ngát không có cây nào bị chuột xâm phạm.
Cây hành lá Paro này được người Nhật ví như một vị thuốc quý cải thiện sức khỏe, phòng và chống nhiều thứ bệnh cho con người. Chúng được sử dụng trong tất cả chuỗi các món ăn tại các nhà hàng, khách sạn ở Nhật Bản.
Bà Nguyễn Thị Phương và nhiều người trong thôn Thắng Lợi cho biết, trước đây họ canh tác trồng cấy lúa và hoa màu, nhưng cứ đặt cây mạ xuống là phải canh chuột.
Nhà thì đánh bẫy, nhà thì quây ni – lông rồi đánh thuốc đủ các kiều vậy mà lũ chuột cũng không chừng trị được chúng, chẳng mấy vụ lại mất mùa ruộng trơ những rơm rạ.
"Từ khi có khu công nghiệp Nomura về địa phương thì nhà tôi bỏ cấy hẳn, để cỏ mọc tự do, ở nhà trông cháu cho con đi làm công nhân còn có thu nhập, chứ cấy lúa chỉ tổ mất công, "cúng biếu" cho chuột bọ – bà Phương chia sẻ.
Để trồng hành lá khổng lồ Nhật Bản tại Hải Phòng, anh Phan Tiến Dũng đã cùng các chuyên gia bên Nhật khảo sát nghiên cứu chất đất và nguồn nước ở An Hưng.
Vùng đất này được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá đạt tiêu chuẩn với khoảng 200 chỉ tiêu an toàn, anh Phan Tiến Dũng đã tiến hành trồng thí điểm vụ hành đầu tiên. Thấy cây hành lá xanh sinh trưởng phát triển rất tốt trên vùng đất này.
Việc trồng hành Nhật Bản khá đơn giản nhưng khó nhất vẫn là khâu làm đất giá thể. Cây hành lá xanh trước khi đem xuống trồng xuống đất chúng phải được ươm gieo trong những vỉ đất giá thể trong vòng 1,5 tháng cho cây cứng cáp, khỏe mạnh.
Vỉ giá thể được phải được chia nhiều lỗ đều nhau với khoảng cách tử lỗ nọ sang lỗ kia tử 0,5 – 1cm. Sau đó tiến hành gieo hạt, phun sương ẩm để nơi râm mát tránh gió lùa làm khô hạt giống và giá thể.
Anh Dũng cho biết, nhiều lần anh bị thất bại trong khâu ươm gieo giống cây hành, anh phải mất 6 tháng trời nghiên cứu tìm tòi để tạo ra một giá thể phù hợp tại Việt Nam.
Việc này góp phần giảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất và luôn chủ động trong việc ươm giống hành gối vụ. Tuy nhiên việc này cũng không thành công, anh Dũng phải nhập đất làm giá thể từ bên Nhật Bản sang.
Một điều đặc biệt là trong quá trình trồng hành Nhật Bản, nông dân phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình chăm sóc dù là sai sót nhỏ, người Nhật rất khắt khe trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình trồng hành, còn có chuyên gia của Nhật đến tận nơi giám sát hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc cây.
Hiện, anh Dũng đang canh tác thành công trên 5 ha hành lá xanh Nhật Bản. Bước sang năm thứ 2, công việc trồng hành lá khổng lồ và sơ chế hành xuất khẩu đã đi vào ổn định.
Theo anh, trong điều kiện canh tác tốt cây hành lá xanh Paro xuất khẩu sang Nhật Bản và thân to bằng ngón chân, chiều dài của cây sẽ đạt từ 50 -70 cm, 1 năm trồng được khoảng 4 vụ.
Một khóm hành lá xanh khổng lồ khi thu hoạch cho sản lượng từ 1,5 – 2 kg, gấp 15- 20 sản lượng hành lá Việt Nam.
Hành lá xanh khổng lồ đang được bán với giá từ 13.000-15.000 đồng/kg sau khi đã sơ chế đóng gói. Mỗi năm anh Phan Tiến Dũng xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 400 tấn hành lá xanh thương phẩm.
Mô hình trồng hành lá xanh khổng lồ xuất khẩu sang Nhật Bản của anh Phan Tiến Dũng đang giải quyết công ăn việc làm cho 20 -30 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 4,5 -5 triệu đồng / tháng.
Với mô hình trồng hành lá xanh Nhật Bản, trừ hết các chi phí anh Dũng thu về 2,4 tỉ/ năm tiền lãi.
Tới đây, anh Phan Tiến Dũng sẽ tiếp tục mở rộng thêm trồng trên địa bàn toàn huyện An Dương (TP Hải Phòng) đối với những diện tích đất bỏ hoang hóa của người dân.
https://danviet.vn/hai-phong-trong-thu-cay-la-cat-den-dau-thom-den-do-ma-chuot-chang-dam-an-nong-dan-kiem-bon-tien-20210407120955142.htm
Theo Thu Thủy/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã